Nhận thù để cầu bạn

04/09/2015 09:43 GMT+7

Với học thuyết quân sự mới, chính quyền hiện tại ở Ukraine đã văn kiện hóa và thể thức hóa định hướng chính sách lâu nay là ngả hẳn về phía phương Tây và cách biệt Nga.

Với học thuyết quân sự mới, chính quyền hiện tại ở Ukraine đã văn kiện hóa và thể thức hóa định hướng chính sách lâu nay là ngả hẳn về phía phương Tây và cách biệt Nga.

Một người đàn ông ngồi trên đống đổ nát còn lại của nơi từng là nhà mình ở thành phố Donetsk, miền đông Ukraine. Giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe ly khai vẫn diễn ra trong tháng 8.2015 - Ảnh: Reuters

Chủ trương “nhất biên đảo” này không còn mang tính ước lệ và tương đối mà đã được nâng lên thành tuyệt đối khi công khai thẳng thừng coi Nga là đối thủ và hạ quyết tâm đưa Ukraine đứng vào hàng ngũ các thành viên NATO.

Trong thực tế, quan hệ hiện tại giữa Ukraine và Nga đúng là không được thân thiết và hữu hảo, nhưng cho dù đã từng và hiện có hiềm khích và nghi kỵ lẫn nhau đến mấy thì cũng chưa đến mức thù địch và sự đối đầu nhau chưa đến mức như vẫn thường thấy giữa các kẻ thù.
Nga đã tiếp nhận Crimea và không giấu giếm sự hậu thuẫn dành cho phe ly khai ở miền đông Ukraine nhưng không có lợi ích thật sự thiết thực với tác động chiến lược lâu dài và ý định tiến hành xung đột vũ trang với chính quyền hiện tại ở Ukraine. Bởi vậy, việc phía Ukraine bây giờ chính thức coi Nga là đối thủ và tìm kiếm chỗ đứng trong NATO để đối phó với mối đe dọa từ Nga trong thực chất là chủ định dùng xác định kẻ thù để cầu cạnh đồng minh.
Ngả hẳn về phía Mỹ, EU và NATO như thế là cách thức được Kiev hiện sử dụng để tranh thủ các đối tác này và ràng buộc họ vào những trách nhiệm cũng như cam kết hỗ trợ Ukraine về mọi phương diện và bảo hộ an ninh. Cái kiểu “bên trọng, bên khinh” này còn biểu hiện rằng phía Ukraine rất bế tắc đối sách và bị động đối phó với Nga, nhưng đồng thời cả kỳ vọng rất nhiều và rất cao xa về cái ô che chở của Mỹ, EU và NATO.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.