Nhà văn gõ cửa thời Đổi mới

26/05/2013 03:25 GMT+7

“Với những sáng tác về đời sống xã hội đô thị và nông thôn miền xuôi, Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn gõ cửa thời Đổi mới”, nhà phê bình Lại Nguyên n nói.

“Với những sáng tác về đời sống xã hội đô thị và nông thôn miền xuôi, Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn gõ cửa thời Đổi mới”, nhà phê bình Lại Nguyên n nói.

Rất lâu sau này, khó ca sĩ nào có thể vượt qua Mai Hoa khi hát bài của phim truyền hình Mùa lá rụng. “Gió trút lá cho mùa thu thay áo, nhuộm một đời vàng những đam mê…” là ẩn dụ về day dứt được “cắt nguyên khối” từ đổ vỡ giá trị truyền thống trong gia đình. Bộ phim được chuyển thể từ hai tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườnĐám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng đã phát đi phát lại tới vài chục lần trên tất cả các kênh truyền hình lớn. Một trường hợp hiếm có. “Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã nói với tôi rằng, ông khôn quá đấy, có hai tiểu thuyết người ta thích nhất thì ông lại làm cả hai rồi”, đạo diễn Quốc Trọng nhớ lại.

Nhà văn Ma Văn Kháng  
Nhà văn Ma Văn Kháng - Ảnh: nhân vật cung cấp

So với các nhà văn hiện đại Việt Nam khác, giai đoạn đầu của nghề viết đối với Ma Văn Kháng diễn ra tương đối dài. Ông viết những tác phẩm đầu tay trong thời kỳ tình nguyện lên miền Tây Bắc theo lý tưởng thanh niên cộng sản. Những Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Thầy giáo họ Hạng, Cái móng ngựa... đã tái hiện được không khí thời đại, có sắc thái riêng của sinh hoạt cũng như thiên nhiên miền núi. Tuy nhiên, chúng chưa thực sự được đông đảo độc giả biết đến. Chỉ đến khi trở lại Hà Nội (1976), hòa vào mạch văn nghệ chống tiêu cực, rồi bắt gặp cao trào Đổi mới, ông mới có những tác phẩm được đông đảo công chúng đón nhận như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989).

 
Đằng sau cái nhìn đượm buồn, xót xa, người đọc cũng thấy ở ông con mắt bao dung. Con mắt ấy luôn tìm lấy những điểm tốt, điểm đáng quý của những người ấy để ghi nhớ, trân trọng

Theo nhà phê bình Lại Nguyên n, các tiểu thuyết dài hơi trên đã dần thoát ra khỏi ràng buộc của nhiệm vụ phản ánh, tính chất minh họa. Chúng đã bước đầu đề cập đến những vấn đề sâu sắc hơn của xã hội đương thời. Những suy tư, dằn vặt nhiều hơn về các mối quan hệ gia đình, xã hội và những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thị trường đã tạo nên sức nặng cho tác phẩm của ông. Nó khác hẳn bức tranh đời sống miền núi thường được miêu tả một chiều mô phỏng và ngợi ca ở giai đoạn trước của ông. “Với những sáng tác ở giai đoạn sau về đề tài người Kinh ở miền xuôi, Ma Văn Kháng đã được xếp vào một trong số những nhà văn gõ cửa thời Đổi mới”, ông n nhận xét.

“Ma Văn Kháng ngoài đời lại là một con người lặng lẽ, trầm tư, hơi khép kín với chung quanh”, ông n nhớ lại. Ông Kháng dành hầu hết thời gian của mình vào việc lắng nghe, quan sát và ghi nhận đời sống. Tác phẩm của ông cũng chinh phục trái tim độc giả không bằng sự cầu kỳ, điệu đà của văn chương. Sáng tác của Ma Văn Kháng lớn bởi  chính sự giản dị, đời thường như từng bước đi, hơi thở của sự sống.

Hiện thực đa chiều

Sự thành công của Ma Văn Kháng có thể ví như một cây ra hoa muộn. Và dù hơi muộn nhưng cây vẫn kịp kết quả trước mùa lá rụng. Bởi chỉ đến giai đoạn sáng tác về sau, khi quay trở lại Hà Nội và hòa vào công cuộc Đổi mới, Ma Văn Kháng mới thực sự ghi được dấu ấn trong lòng độc giả. Sự ghi dấu đến nhờ những tiểu thuyết hiện thực đa chiều hơn. “Điều tôi tâm đắc nhất ở tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đó là việc ông đã nhìn ra sự thay đổi quan trọng trong ý thức hệ về gia đình của người Việt”, đạo diễn Quốc Trọng chia sẻ.

Từ tiểu thuyết lên phim, đạo diễn đã đọc được một cái tứ sâu kín của nhà văn trong hai tác phẩm lớn Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú. Đó là nỗi hoang mang của con người trước những rạn nứt của ý thức hệ truyền thống. Một mặt con người cảm thấy cần được giải thoát khỏi mô hình đại gia đình cũ. Mặt khác họ cũng rụt rè, e ngại khi không biết liệu cái mới có mang đến cho họ một tương lai ổn định và an toàn hơn không. Ma Văn Kháng đã chỉ ra được một vấn đề muôn thuở của mọi giai đoạn giao thời. Nói theo cách của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam là “sự thiếu một niềm tin đầy đủ”. “Đó không phải là câu chuyện của riêng thời nào mà còn là một vấn đề hết sức ý nghĩa trong cả xã hội ngày hôm nay”, đạo diễn Quốc Trọng nói.

Đằng sau cái nhìn đượm buồn, xót xa, người đọc cũng thấy ở ông con mắt bao dung. Con mắt ấy luôn tìm lấy những điểm tốt, điểm đáng quý của những người ấy để ghi nhớ, trân trọng. Đó cũng là cách mà nhà văn đã lựa chọn để sống và sống thanh thản.

Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1.12.1936 tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Ông đã tham gia phong trào tình nguyện lên Tây Bắc năm 1954. Thời gian này đánh dấu bước khởi đầu sự nghiệp sáng tác của ông với những tác phẩm như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Xa phủ, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Thầy giáo họ Hạng, Cái móng ngựa... Sự nghiệp của ông đạt đến đỉnh cao với các tiểu thuyết về đề tài đời sống đương đại những năm bao cấp như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú...

Giải thưởng Văn học ASEAN. Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.

Quỳnh An

>> Gặp gỡ các nhà văn châu u tại Hà Nội
>> Nhà văn viết “sử làng”
>> Những nữ nhà văn gốc Việt tỏa sáng thế giới
>> Nhà văn gốc Việt chiến thắng văn học Bỉ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.