Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?

11/02/2024 16:28 GMT+7

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Singapore, là dịp đoàn viên của các gia đình.

Singapore là một trong số nhiều nước ở Đông Nam Á và Đông Á coi Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ chính thức. Năm Giáp Thìn 2024, người Singapore được nghỉ tết 3 ngày từ 10-12.2 dương lịch, nhằm ngày mồng 1 đến mồng 3 âm lịch, theo trang Public Holidays.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 1.

Mô hình rồng tại công viên Gardens by the Bay tại Singapore trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

AFP

Theo thông tin từ Hội đồng Thư viện quốc gia Singapore, trước tết một tuần là ngày Tết Tiểu niên (Xiaonian), trong đó có tục tiễn Táo quân về trời để báo cáo với Ngọc hoàng về gia chủ trong năm qua. Người dân có tục dâng mâm cúng gồm bánh ngọt, kẹo hay các món bằng gạo nếp cho ông Táo với mong muốn rằng vị thần bếp sẽ bẩm tấu những lời tốt đẹp về gia đình lên Ngọc hoàng. Có người còn bôi mật ong hoặc đường phèn lên miệng của tượng Táo quân.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 2.

Người dân Singapore đi mua bánh tết

AFP

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 3.

Quầy bán lạp xưởng ở khu phố Hoa tại Singapore trước Tết Nguyên đán 2024

AFP

Vào những ngày này, người dân thường bắn pháo hoa để đưa tiễn các vị thần linh và bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Tại Singapore, người dân bị cấm đốt pháo từ năm 1972 vì lý do an toàn.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 4.

Cửa hàng bán đồ trang trí tết tại khu phố Hoa ở Singapore ngày 26.1

AFP

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 5.

Khách du lịch đi ngang tượng Thần Tài ở Gardens by the Bay hôm 15.1

AFP

Trước năm mới, nhà cửa được dọn dẹp và có nơi sử dụng lá tre để quét nhà vì người ta tin rằng điều này sẽ giúp xua đuổi tà ma. Theo phong tục, việc quét dọn là điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm vì sợ may mắn sẽ bị quét đi theo, nên có người còn mang chổi giấu đi.

Để trang hoàng cho nhà cửa, người dân Singapore mua quất, hoa về chưng, bên cạnh câu đối đỏ đặt ở cửa nhà. Người dân cũng sắm sửa quần áo mới và làm tóc mới trước tết vì có người tin rằng cắt tóc là cắt đi vận may, nên thường kỵ việc cắt tóc trong năm mới.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 6.

Mô hình rồng khổng lồ bên trong trung tâm thương mại ở Marina Bay Sands, Singapore

AFP

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 7.

Du khách chụp ảnh tượng rồng bằng gỗ tại Gardens by the Bay

AFP

Năm Giáp Thìn, xem quẻ cho người tuổi rồng

Mặt khác, ngày cuối năm cũng được dành riêng cho việc giải quyết nợ nần trong năm, đặc biệt là những người kinh doanh, bởi vì để sang năm mới nhưng vẫn còn mắc nợ là điều không tốt. Sau khi tất toán sổ sách, các ông chủ có thể sẽ thưởng thêm cho nhân viên. Hai ngày khác là dịp để giải quyết nợ nần trong văn hóa người Hoa là ngày Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) và Tết Trung thu (rằm tháng 8).

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 8.
Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 9.
Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 10.

Tượng rồng và Thần Tài được gấp rút hoàn thiện tại công viên Gardens by the Bay ở Singapore trước Tết Nguyên đán

AFP

Trong những năm gần đây, một bộ phận người Singapore thường gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của mình vào ngày lập xuân (năm nay rơi vào ngày 4.2 dương lịch, tức 25 tháng chạp). Họ cho rằng việc này sẽ giúp gia tăng tiền tài và mang lại vận may. Một số người còn mặc quần áo có màu sắc hợp tuổi và chuẩn bị một khoản tiền nhất định để gửi tiết kiệm nhằm mang lại thêm may mắn.

Trước đêm giao thừa, các gia đình sẽ thắp hương rước tổ tiên về cùng sum họp với mâm cúng gồm thức ăn, hoa quả và trà. Vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm và thắp hương dâng lên tổ tiên. Bữa cơm này mang ý nghĩa lớn, thể hiện sự gắn kết và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. Vào ngày này, những người con trai thường sẽ về nhà cha mẹ để cùng đón giao thừa trong khi con gái đã lấy chồng sẽ về nhà chồng.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 11.

Một cửa hàng bán đồ trang trí tết tại khu phố Hoa ở Singapore

AFP

Trái với ngày thường, vào đêm giao thừa, các bậc cha mẹ cho con nhỏ thức khuya để đón năm mới. Một số người còn tin rằng trẻ em càng thức lâu sau giao thừa thì đứa bé và ông bà, cha mẹ càng sống thọ. Trong nhà, tất cả đèn điện được bật lên và toàn bộ cửa được mở ra để đón tài lộc và thịnh vượng.

Sau khi bước sang mồng 1 Tết Nguyên đán, có người thắp hương để đón Thần Tài trong khi có người đi lễ ở đền. Người dân cũng xem lịch vạn niên để biết ngày giờ và hướng xuất hành thích hợp.

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 12.
Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 13.
Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 14.

Biểu diễn múa rồng dưới nước tại khu thủy cung thuộc khu nghỉ dưỡng Resorts World Sentosa, Singapore hôm 25.1

AFP

Ngày mồng 1, trẻ em sẽ gửi lời chúc mừng năm mới đến ông bà, cha mẹ và được cho bao lì xì. Đây là ngày để thăm viếng bà con, họ hàng gần gũi. Theo tục lệ, khi đến thăm nhà ngày năm mới, người ta thường mang theo quýt tặng cho gia chủ vì từ này trong tiếng Trung Quốc phát âm giống như "may mắn" và "tài lộc".

Người Singapore đón Tết Nguyên đán với phong tục gì?- Ảnh 15.

Lì xì là điều không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán ở các nước

AFP

Vào mồng 2, người dân sẽ trưng những bức tranh cát tường để rước Thần Tài. Đây cũng là ngày mà phụ nữ có chồng về nhà thăm cha mẹ đẻ.

Ngày mồng 3 là ngày nghỉ ngơi và người ta thường không đi thăm viếng vì cho rằng ma quỷ lang thang trên trần gian trong ngày này, nên các hoạt động bên ngoài có thể mang lại điều xui xẻo. Những người làm nghề kinh doanh, buôn bán thường không khai trương cho đến sau mồng 5.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.