Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thức giấc nhiều lần vào đêm khuya, có sao không?

22/04/2023 00:10 GMT+7

'Hầu hết mọi người đều thức giấc nhiều lần vào ban đêm và thường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra mà không rõ lý do, nên đi bác sĩ khám'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe
, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 
Thấy chồng 'đứng không vững', vợ nhanh trí nhận ra đột quỵ và cứu kịp thời; Đây là thủ phạm làm gia tăng bệnh nhân tiểu đường trên toàn cầu; Cô gái phải cắt bỏ 2/3 lưỡi do mắc ung thư...

Hay thức giấc vào lúc 3 giờ sáng, cảnh báo bệnh gì?

Thức giấc nửa đêm không phải là hiếm. Hầu hết mọi người đều thức giấc nhiều lần vào ban đêm nhưng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra mà không rõ lý do, nên đi khám để tìm nguyên nhân.

Chuyên gia: Hay thức giấc lúc 3 giờ sáng cảnh báo bệnh gì? - Ảnh 1.

Thức giấc nửa đêm không phải là hiếm. Hầu hết mọi người đều thức giấc nhiều lần vào ban đêm nhưng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ

Shutterstock

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây thức giấc lúc 3 giờ sáng, bao gồm:

Ngưng thở khi ngủ: Bác sĩ Alexa Kane, chuyên gia giấc ngủ của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho hay: Thường xuyên thức giấc nửa đêm có thể là triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này sẽ gây ngừng thở trong khi ngủ và làm thức giấc, cũng có thể gây rối loạn nhịp tim và giảm lưu lượng oxy đến cơ thể.

Các triệu chứng khác bao gồm ngáy, giật mình tỉnh giấc khi bị nghẹt thở hoặc thở hổn hển, ban ngày buồn ngủ hoặc mệt mỏi.

Nếu gặp những triệu chứng này, hãy đi khám để điều trị. Vì nếu không được điều trị, có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ). Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.4.

Đây là thủ phạm làm gia tăng bệnh nhân tiểu đường trên toàn cầu

Một nghiên cứu mới, được công bố hôm 10.4 trên tạp chí y khoa Nature Medicine, đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều thịt chế biến, gạo trắng và lúa mì tinh chế là thủ phạm làm gia tăng số ca bệnh tiểu đường trên toàn cầu.

Tìm ra thủ phạm làm tăng số ca bệnh tiểu đường trên toàn cầu - Ảnh 1.

Chế độ ăn uống kém lành mạnh đã góp phần gây ra hơn 14,1 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường

Shutterstock

Các nhà nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn uống ở 184 quốc gia trong gần ba thập niên - từ năm 1990 đến 2018. Kết quả cho thấy chế độ ăn uống kém lành mạnh đã góp phần gây ra hơn 14,1 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường, chiếm hơn 70% số ca tiểu đường mới trên toàn cầu.

Trong số các yếu tố được phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố chính của chế độ ăn uống làm gia tăng số ca mắc bệnh tiểu đường là: Ăn quá nhiều gạo trắng và lúa mì tinh chế; Ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến (thịt nguội); Ăn quá ít ngũ cốc nguyên hạt.

Ngược lại, các yếu tố như uống quá nhiều nước ép trái cây và ăn ít rau, ít các loại hạt - lại ít ảnh hưởng đến các trường hợp tiểu đường mới. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.4.

Thấy chồng 'đứng không vững', vợ nhanh trí nhận ra đột quỵ và cứu kịp thời

Cô Margo Stephens (từ Bournemouth, Anh), cảm thấy lo lắng khi lần đầu tiên thấy chồng mình đứng không vững.

Vào một buổi sáng như mọi ngày, lúc 6 giờ sáng, chồng của cô Margo, anh John - một bác sĩ đa khoa, đang chuẩn bị đi làm, thì đột nhiên anh đứng không vững.

"Anh có ổn không?" Margo vội hỏi. Khi trả lời, anh nói lắp bắp, ngồi xuống giường và cố gắng tập trung trở lại.

Thấy chồng "đứng không vững", vợ nhanh trí nhận ra đột quỵ và cứu kịp - Ảnh 1.

Người vợ cảm thấy lo lắng khi lần đầu tiên thấy chồng mình đứng không vững

Minh họa: Shutterstock

Khi kiểm tra lịch trình làm việc trong máy tính xách tay, anh nhận thấy tầm nhìn của mình không ổn. Rồi khi tắt máy tính, anh để luôn bàn tay kẹp giữa cái laptop, John đã bị sốc vì tại sao mình vẫn để tay ở đó.

Chứng kiến tất cả những điều này, người vợ đã nghi ngờ đó là đột quỵ. Cô vội thực hiện các bước kiểm tra các dấu hiệu của đột quỵ ở mặt - tay - lời nói:

Mặt: Mặt có xệ xuống một bên không? Tay: Có thể giơ cả 2 tay lên không? Lời nói: Có nói ngọng hay lắp bắp không? Rõ ràng anh đã nói ngọng.

Sau khi kiểm tra, cô vội cảnh báo chồng rằng cô nghi ngờ anh bị đột quỵ và gọi cấp cứu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.