Ngày mới với tin tức sức khỏe: Sưng mặt và bàn chân là dấu hiệu bệnh thận?

02/04/2023 00:19 GMT+7

'Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có vai trò quan trọng. Cũng giống như tim, não và phổi, thận hoạt động nhằm duy trì sức khỏe tổng thể'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nhận biết và xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ; Đề xuất bệnh viện được dự trữ thuốc hiếm điều trị ca bệnh cấp bách...

6 dấu hiệu cho thấy thận bạn đang gặp vấn đề

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có vai trò quan trọng. Cũng giống như tim, não và phổi, thận hoạt động nhằm duy trì sức khỏe tổng thể.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS) giải thích rằng, vai trò chính của thận là loại bỏ các chất độc, làm sạch máu và chuyển hóa chất thải thành nước tiểu. Thận đảm nhận một số trách nhiệm quan trọng, đó là lý do tại sao bất kỳ sự bất thường nào với cơ quan này đều có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Sau đây là một số tín hiệu cảnh báo cần lưu ý.

 6 dấu hiệu trong cơ thể cho thấy thận của bạn đang gặp vấn đề  - Ảnh 1.

Nhu cầu đi tiểu tăng lên bất thường có thể là dấu hiệu thận đang gặp vấn đề

Shutterstock

1. Sưng mặt và bàn chân, bọng quanh mắt. Chức năng chính của thận là loại bỏ các độc tố và chất thải. Tuy nhiên, khi cơ quan này hoạt động không hiệu quả, nó có thể cản trở quá trình này, dẫn đến sự tích tụ chất độc và tạp chất, cùng với sự tích tụ nước và muối dư thừa trong các mô cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sưng mặt, bàn chân và bọng quanh mắt.

2. Mệt mỏi. Thận cũng tạo ra các tế bào hồng cầu, thiếu chúng có thể gây thiếu máu. Nó có thể làm gián đoạn việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng trong cơ thể đến não và cơ bắp, khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và uể oải. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.4.

Nhận biết và xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ

Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) mới đây tiếp nhận 2 học sinh nhập viện trong tình trạng nôn, mất nước, mệt, sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Đây là 2 trường hợp trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại một trường tiểu học ở Hà Nội.

Ngay khi nhập viện điều trị tại Khoa Cấp cứu và chống độc - Bệnh viện Nhi T.Ư, 2 trẻ được các bác sĩ nhanh chóng cho truyền dịch, uống oresol, men vi sinh và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Một ngày sau điều trị, tình trạng sức khỏe 2 trẻ ổn định, không còn sốt, nôn, đi ngoài, được xuất viện.

Nhận biết và xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Sở Y tế Hà Nội ngày 30.3 cho biết nguyên nhân khiến 72 học sinh Trường tiểu học Kim Giang (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn

ĐÌNH HUY

TS-BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và chống độc, lưu ý thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển mạnh, tăng nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, gây ngộ độc. Để tránh cho trẻ nhỏ bị các biến chứng nguy hiểm do ngộ độc thực phẩm, cha mẹ, người chăm sóc cần nhận biết, xử trí và chăm sóc đúng cách.

Theo BS Lê Ngọc Duy, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế, nên để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước đầy đủ. Cho trẻ uống dung dịch oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 2.4.

Đề xuất bệnh viện được dự trữ thuốc hiếm điều trị ca bệnh cấp bách

Trước thực tế vừa qua một số đơn vị điều trị ghi nhận một số bệnh cần thuốc điều trị nhưng là thuốc hiếm, không sẵn có, gây khó khăn trong điều trị, Bộ Y tế cho biết nhiều năm qua Bộ đã xây dựng và ban hành danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có.

Danh mục các thuốc này thường xuyên được điều chỉnh và hiện được quy định tại Thông tư số 26/2019/TT-BYT. Danh mục hiện tại gồm 214 thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp và 229 thuốc không sẵn có.

Đề xuất bệnh viện được dự trữ thuốc hiếm điều trị ca bệnh cấp bách - Ảnh 1.

Nhà thuốc tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Ngọc Thắng

Về thủ tục cấp phép, để đảm bảo nhanh chóng có nguồn cung đối với thuốc hiếm, Bộ Y tế thực hiện ưu tiên thẩm định theo quy trình thẩm định nhanh; xem xét, chấp nhận hồ sơ dữ liệu trong trường hợp dữ liệu chưa đáp ứng đủ thời gian theo quy định; cho phép cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời cho phép chuyển nhượng các thuốc này giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cho biết khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng đối với một số thuốc hiếm do việc mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm hiện được thực hiện bởi các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.