Bệnh từ sự chóng mặt

17/12/2009 10:24 GMT+7

(TNTT>) Chóng mặt có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình. Đây là loại bệnh rất khó chẩn đoán nên thường chẩn đoán nhầm.

Chóng mặt báo hiệu điều gì?

Một sinh viên nữ cho biết, cô vừa được nhận vào làm việc tại một công ty nước ngoài, văn phòng đặt tại tòa cao ốc. Ngay ngày đầu tiên vào làm, cô bị chóng mặt dữ dội, cảm giác xây xẩm khó chịu khiến tay chân bủn rủn, tim đập nhanh, rồi tiếp đó là buồn nôn. Lạ thay, khi ra khỏi tòa nhà, cô trở về trạng thái  bình thường. Bác sĩ chẩn đoán cô bị rối loạn tiền đình, cơ thể phản ứng với môi trường của tòa cao ốc, nếu cố gắng làm quen, cơ thể sẽ thích nghi.

Bệnh nhân rối loạn tiền đình có nhiều triệu chứng khác nhau. Điển hình là sự choáng váng (hay chóng mặt) mô tả như một ảo tưởng của sự chuyển động, một cảm giác chuyển động của bản thân hay môi trường khi không có sự chuyển động thực tế xuất hiện.

Chóng mặt là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, bệnh càng tăng khi tuổi càng cao. Những bệnh nhân cao tuổi thường không quan tâm vì họ chấp nhận nó như một triệu chứng của sự lão hóa.

· Tại Hoa Kỳ (từ năm 2001 - 2004) khoảng 69 triệu người có rối loạn tiền đình (trong đó có 35,4% bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, và chiếm hơn một nửa nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân cao tuổi).

· Tổng chi phí chăm sóc bệnh này tại Hoa Kỳ vượt quá 1 tỉ USD mỗi năm và chi phí chăm sóc người bị ngã vượt quá 8 tỉ USD mỗi năm. Tỷ lệ bệnh là 10-64 /100.000 người/năm.

Chóng mặt là cảm giác của sự mất phương hướng, mất cân bằng và từ rối loạn trong tai, mắt, hệ thống tim mạch, hệ thần kinh trung ương, các cơ khớp, dược lý, lão hóa và chuyển hóa. Chóng mặt xuất phát từ những nguyên tố như:

Chóng mặt từ tai do rối loạn trong áp lực chất lỏng bên trong tai trong.

Chóng mặt từ mắt do sự mất cân đối của các cơ mắt hoặc khúc xạ mắt chẳng hạn như đeo kính cận không đúng độ.

Chóng mặt do tim mạch: Cao huyết áp hay áp suất thấp có thể gây ra sự choáng váng như khi ta bất ngờ đứng từ tư thế nằm ngửa.

Ngoài ra, chóng mặt còn do thần kinh trung ương, cơ khớp, dược lý, lão hóa ...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của rối loạn tiền đình đều phải tìm đến bác sĩ. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về triệu chứng để bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị thành công.

Đa số các trường hợp chóng mặt đều vô hại, nhưng có thể nguy hiểm và đe dọa cuộc sống nếu bạn có dấu hiệu của sự nhầm lẫn, mắt chuyển động bất thường, tầm nhìn đôi, nhức đầu, động kinh và yếu ở cánh tay hoặc chân.

Những triệu chứng đó báo hiệu rằng bạn có thể bị viêm dây thần kinh tiền đình: khi bị viêm dây thần kinh này, bạn thường bị chóng mặt  do cúm và nhiễm trùng phổi đi kèm buồn nôn, ói mửa. Triệu chứng thường giảm trong vài ngày hoặc vài tháng. Bệnh này không làm giảm khả năng của thính giác. Cách điều trị thông thường là nằm. Hầu hết bệnh nhân sẽ tự phục hồi tự phát.

Bạn cũng có thể bị đột quỵ:  Điều trị đột quỵ như kiểm soát áp huyết não và áp suất có thể giảm thiểu thiệt hại não bộ và nâng cao cơ hội sống sót.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị rối loạn thần kinh, ung thư não, chấn thương đầu và cổ...

Đa số được bác sĩ tư vấn điều trị nội khoa (dùng thuốc). Can thiệp phẫu thuật chỉ xảy ra khi bệnh quá nghiêm trọng và vô hiệu với thuốc. Lưu ý đến những biến chứng từ mổ như  xuất huyết, xáo trộn vị giác...

TS.GS Christopher Phạm
(Phẫu thuật thần kinh & cột sống phức tạp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.