Thông minh khi dùng thực phẩm

25/09/2009 15:03 GMT+7

Những cách thức bảo vệ sức khỏe khi dùng thực phẩm cùng danh mục thực phẩm bổ dưỡng có khả năng chữa bệnh.

Với thực phẩm quá hạn sử dụng cần kiên quyết loại bỏ vì hai lý do: nhiễm vi trùng, nhiễm độc chất hoặc cả hai. Trong đó nhiễm độc chất gây nhiều tác hại và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.

Chúng ta thường nhanh chóng để ý đến các độc chất có sẵn như độc tố cá nóc, nhựa cóc, độc tố trong các loại cây thuốc, nấm độc... nhưng lại hay bỏ quên, ít khi lưu ý đến các chất độc tạo ra trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn...

Để là người tiêu dùng khôn ngoan

Trong thực tế, vì không thể loại trừ hẳn nên sự hiện diện của độc chất trong thực phẩm thường được chấp nhận với một “giới hạn cho phép”. Nhưng người tiêu dùng khôn ngoan cần chủ động bảo vệ mình bằng một số biện pháp tương đối dễ thực hiện như:

- Chiên rán đúng cách để chất độc acrylamide không hoặc sản sinh ít, vì Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) cảnh báo acrylamide gây ung thư cao cho người.

- Chọn lựa sản phẩm nước tương sản xuất theo quy trình công nghệ thủy phân tốt, chứa ít chất độc 3-MCPD.

- Chế biến dưa muối đúng cách để tiết giảm chất nitrite  và nitrosamine sản sinh.

- Kiểm soát hàm lượng aflatoxin - là thủ phạm hàng đầu gây ung thư gan - dưới mức cho phép khi làm tương, chao với nguyên liệu khô như đậu phộng, đậu nành (bảo đảm không ẩm mốc)....

Với các loại thực phẩm đông lạnh quá hạn sử dụng và ô nhiễm, không thể nghĩ đơn giản đem cho xử lý chiếu xạ, đun nấu... diệt khuẩn là xong. Các tia xạ chỉ diệt được những vi khuẩn gây bệnh, tuyệt nhiên không có tác dụng phá hủy các độc chất trong thực phẩm và các độc tố do vi khuẩn sinh ra. Lấy ví dụ đơn giản là bệnh ngộ độc thịt (botulism), vi khuẩn Clostridium botulisnum sẽ tiết ra độc chất botox, độc tố này vẫn còn nguyên tác dụng sau khi đã chiếu xạ thực phẩm.

Ăn uống là con đường chính để nạp năng lượng cho cơ thể. Nhưng nếu chúng ta dùng những thực phẩm kém chất lượng, nhiễm độc chất thì thay cho bồi dưỡng chúng ta lại đầu độc chính mình.

Danh mục thực phẩm “vàng”

1

Táo

Ngừa bệnh tim mạch

Chống táo bón

Cầm tiêu chảy

Cải thiện khả năng hô hấp

Làm tăng sự đàn hồi các đĩa đệm của khớp xương

2

Chống ung thư

Ðiều hòa huyết áp

Tăng thị lực

Ngừa bệnh Alzheimer

Làm chậm sự lão hóa

3

Actisô

Kích thích tiêu hóa

Hạ cholesterol máu

Bảo vệ tim mạch

Ổn định đường huyết

Bảo vệ tế bào gan

4

Chữa tiểu đường

Hạ cholesterol máu

Chống đột quỵ

Ðiều hòa huyết áp

Làm mịn da

5

Chuối

Bảo vệ tim mạch

Chống ho

Chống loãng xương

Ðiều hòa huyết áp

Cầm tiêu chảy

6

Ðậu

Ngừa táo bón

Chữa trĩ

Hạ cholesterol máu

Chống ung thư

Ổn định đường huyết

7

Củ cải đường

Ðiều hòa huyết áp

Chống ung thư

Chống loãng xương

Bảo vệ tim mạch

Chống béo phì

8

Dâu xanh

Chống ung thư

Bảo vệ tim mạch

Ổn định đường huyết

Tăng trí nhớ

Chống táo bón

9

Bông cải xanh

Chống loãng xương

Tăng thị lực

Chống ung thư

Bảo vệ tim mạch

Ðiều hòa huyết áp

10

Bắp cải trắng

Chống ung thư

Ngừa táo bón

Giúp giảm cân

Bảo vệ tim mạch

Chữa trĩ

11

Dưa lưới

Tăng thị lực

Ðiều hòa huyết áp

Hạ cholesterol máu

Chống ung thư

Tăng cường hệ thống miễn dịch

12

Cà rốt

Tăng thị lực

Bảo vệ tim mạch

Ngừa táo bón

Chống ung thư

Giúp giảm cân

13

Bông cải trắng

Ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Chữa ung thư vú

Chống loãng xương

Làm tan vết thâm bầm trên da

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

14

Sơri

Bảo vệ tim mạch

Chống ung thư

Chữa chứng mất ngủ

Làm chậm sự lão hóa

Chữa bệnh Alzheimer

15

Bảo vệ tim mạch

Tăng trí nhớ

Làm chậm sự lão hóa

Chống ung thư

Tăng cường hệ miễn dịch

16

Tỏi

Hạ cholesterol

Ðiều hòa huyết áp

Chống ung thư

Kháng khuẩn

Kháng nấm

17

Cam vàng

Bảo vệ tim mạch

Giúp giảm cân

Chống đột quỵ

Chống ung thư
tuyến tiền liệt

Hạ cholesterol

Theo TS.BS Trần Bá Thoại - DS Lê Kim Phụng / Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.