Phòng viêm loét dạ dày

21/08/2009 14:43 GMT+7

Viêm - loét dạ dày là bệnh khá phổ biến, gây biến chứng chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày...

Thông thường nhưng không đơn giản

Viêm - loét dạ dày là tình trạng xuất hiện một ổ viêm, loét ở thành dạ dày, bắt đầu từ lớp niêm mạc cho đến hết bề dày của nó. Bệnh gặp khá phổ biến hiện nay. Tính trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc khoảng 3/1.000, riêng tại VN, ước tính có khoảng 10% dân số mắc bệnh này. So với các bệnh khác, triệu chứng của viêm - loét dạ dày khá đơn giản: đau bụng vùng thượng vị, đau có tính chất chu kỳ, ợ hơi, ợ chua, hay kèm theo rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra các biến chứng nguy hiểm chảy máu và thủng dạ dày, là các biến chứng nặng và cần phải được cấp cứu khẩn trương, nếu không người bệnh sẽ tử vong. Trong chảy máu dạ dày, gần như bệnh nhân “ộc” ra máu. Không chỉ có thế, viêm - loét dạ dày còn gây ra ung thư dạ dày mà y học gọi là “loét ung thư hóa”. Khi đã bị loét ung thư hóa thì việc điều trị rất khó khăn.

Có thể tự khống chế

Có thể phòng ngừa được trên cả phương diện mắc và tái phát. Cần biết, phương thức gây bệnh là do mất cân bằng giữa hệ thống bảo vệ (lớp nhầy hỗn hợp bề mặt) và yếu tố tấn công (chất a-xít trong dạ dày). Lớp nhầy hỗn hợp bề mặt có tác dụng che chở, ngăn cách thành dạ dày không cho tiếp xúc với các yếu tố tấn công, do vậy yếu tố tấn công không thể gây loét. Vì thế, bản chất của việc dự phòng là phục hồi sự thăng bằng giữa bảo vệ và tấn công.

Thứ nhất, hạn chế ăn các thực phẩm chứa các chất kích thích như quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh; hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, thậm chí cà phê ở người có nguy cơ cao và bệnh nhân đang điều trị. Vì các chất kích thích làm giảm chức năng tiết nhầy của dạ dày, làm suy giảm khả năng bảo vệ của hệ thống này. Thứ hai, không ăn thức ăn quá cứng, quá rắn như cơm nguội, cơm sống, khoai sống, không nhai nuốt quá vội. Bởi vì các thức ăn này làm dạ dày phải làm việc nhiều, lớp nhầy bị tác động cơ học nên suy yếu. Thứ ba, cần ăn uống đúng giờ, không để quá đói rồi mới ăn. Trong sinh hoạt, không thức quá khuya, không làm việc cố. Hệ tiêu hóa hoạt động theo chu kỳ và do vậy tiết a-xít cũng theo chu kỳ. Khi để quá đói, lượng a-xít tiết ra không có thức ăn để tiêu hóa dẫn đến dư thừa a-xít. Khi thức quá khuya hoặc làm việc cố, lượng a-xít tăng lên, dễ gây loét và loét tái phát. Thứ tư, sử dụng một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị loét, đặc biệt là nghệ. Nghệ có tính kiềm, trung hòa a-xít thừa, và có tác dụng se kết bề mặt, bao phủ nơi tổn thương tạo điều kiện cho tổn thương nhanh khỏi, kích thích tế bào bề mặt phát triển nên vết loét nhanh liền sẹo. Dùng khoảng 5g/ngày, tuần sử dụng 3 lần, sử dụng nghệ dưới nhiều dạng: hầm, kho, sắc hoặc tán bột uống với mật ong.

Tiếp nữa, hạn chế tối đa căng thẳng, áp lực, đặc biệt là stress. Vì căng thẳng, stress làm tăng tiết a-xít...

Yên Lâm Phúc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.