Môn Hóa: Nặng tính toán suy luận

05/07/2009 23:41 GMT+7

Về cấu trúc đề thi: Đề thi trải dài chương trình cấp III theo chương trình chuẩn và nâng cao: lớp 10 (32%), lớp 11 (32%), lớp 12 (36%). Trong đó 42% bài tập cần phải biết phương pháp tính toán, 32% bài tập vận dụng lý thuyết còn lại các câu tương đối dễ cần thuộc giáo khoa.

Về nội dung đề thi: Phù hợp với một đề thi tuyển sinh phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, thỏa với điểm chuẩn của các trường có yêu cầu cao. Câu dễ: 20%, trung bình khó: 70%, câu khó: 10%.

Tuy nhiên đề thi nặng phần tính toán và suy luận với các câu khó cần phương pháp giải nhanh như câu 14, 21, 25, 32, 35, 40.  Với câu 40 (mã đề 175) với học sinh khá giỏi sẽ biết Slkp = 4 = 3lkp/ C=O + 1 lkp/C=C và không có đồng phân hình học nên chọn đáp án A). Với câu 32 (mã đề 175) thí sinh phải biết trong dung dịch X có muối amoni và dùng phương pháp bảo toàn electron để chọn đáp án C. Với câu 25 (mã đề 175)  cần xem tỷ lệ mol sắt và axit nitric để suy ra trong dung dịch X chứa đồng thời các ion Fe2+, Fe3+ rồi dùng phương pháp bảo toàn số mol sắt, số mol Nitơ và bảo toàn electron để tính số mol Fe3+ suy ra khối lượng Cu nên chọn đáp án A. Với học sinh trung bình khá, khó làm tốt các câu này.

Đề thi năm nay lần đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới nhưng chưa thể hiện được những phần hay của sách như thiếu các câu hỏi liên quan đến hóa học với đời sống và môi trường. Dự đoán học sinh khá cũng chỉ đạt 6 - 7 điểm, học sinh trung bình chỉ đạt 4 - 5 điểm.

Phạm Thị Minh Nguyệt
(Cựu GV chuyên Hóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.