Công thức tính mức học phí mới

04/06/2009 00:56 GMT+7

Qua nghiên cứu số liệu chi tiêu hộ gia đình ở các nước, cho thấy chi cho giáo dục so với thu nhập hộ gia đình nằm trong khoảng từ 2% đến 10%, bình quân từ 4,5% đến 5,7%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thực tế ở nước ta năm 2002 là 6,1%, năm 2004 là 6,3%, năm 2006 là 6,4% và năm 2008 khoảng 6,6%.

Từ các số liệu nước ngoài và trong nước nói trên, chúng ta chọn mức chi khả thi cho học tập của hộ gia đình là không quá 6% thu nhập và điều này rõ ràng là hợp lý.

Chi phí cho học tập của hộ gia đình bao gồm học phíđóng cho nhà trường và chi phí học tập khác để mua sắm sách vở, cặp sách, bút mực, giày dép, đồng phục... Vì học phí chỉ là một phần trong chi phí học tập khả thi (không quá 6% thu nhập bình quân hộ gia đình), sau khi đã trừ chi phí học tập cần thiết khác cho con em họ (khoảng 67.000 đồng/tháng năm 2009, hằng năm tăng thêm do trượt giá khoảng 8%), với các hộ có thu nhập thấp, nếu 6% thu nhập chưa bảo đảm chi đủ cho các nhu cầu học tập cần thiết khác thì ngoài việc miễn học phí con em các hộ này được Nhà nước hỗ trợ thêm. Như vậy, học phí không thể là gánh nặng tài chính đối với hộ gia đình và không thể là khá cao được.

Như vậy, chọn bình quân 6% là rất phù hợp cho các vùng miền của địa phương trong cả nước, đảm bảo chi phí học tập là khả thi, không gây quá tải cho gia đình. Về nguyên tắc, hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố có thể quyết định mức chi trả học tập khả thi là trên hoặc dưới 6%, tùy theo điều kiện thu nhập tương quan chi cho giáo dục hoặc ý thức đầu tư cho giáo dục của người dân trong tỉnh.

Theo nguyên tắc học phí phù hợp với khả năng chi trả, trong một tỉnh có các vùng với mức thu nhập bình quân khác nhau, thì có mức học phí khác nhau. Học phí đại trà cho một vùng (các quận, một số huyện đồng bằng, các huyện miền núi...) được xác định theo công thức sau:

Học phí đại trà = Mức chi trả khả thi bình quân cho một học sinh đi học (tương ứng 6% thu nhập bình quân hộ gia đình) - Chi phí học tập khác bình quân cho 1 học sinh

 
Mức chi trả khả thi bình quân cho 1 học sinh đi học
 

 

=
 

 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng trong vùng x 4 người (gia đình) x  6%

 2 (con đi học)

(Chi phí học tập khác bao gồm: chi phí cho sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập và một phần cho quần áo, giày dép, gửi xe).

Đối với TP.HCM: Việc học phí là bao nhiêu là do HĐND thành phố quyết định, sẽ khác nhau giữa các trường mầm non, THCS, THPT đại trà và các trường công lập chất lượng cao. Đối với các trường mầm non, THCS, THPT đại trà, tùy theo thu nhập của dân cư vùng đô thị (các quận) và ngoại thành (các huyện) mức học phí đại trà sẽ khác nhau. Năm 2006, thu nhập bình quân toàn thành phố là 1.480.000 đồng/người/tháng, trong đó, vùng đô thị là 1.588.000 đồng/người/tháng; vùng nông thôn là 962.000 đồng/người/tháng. Theo công thức trên, học phí đại trà của thành phố như sau:

 Học phí đại trà vùng đô thị

 
 =

1.588.000 đồng/người/tháng x 4 người x 6%

 
 _

 

___________________________________

60.000 đ/tháng

 2

   = 190.560 đồng/tháng - 60.000 đồng/tháng    
   =

130.560 đồng/tháng, lấy tròn số là 130.000 đồng/tháng
(60.000 đồng/tháng là các chi phí học tập khác)

   

Học phí đại trà vùng nông thôn

 
 =

962.000 đồng/người/tháng x 4 người x 6%

 
 _

 

___________________________________

60.000 đ/tháng

 2

 
   =

115.440 đồng/tháng - 60.000 đồng/tháng

   
   =

55.440 đồng/tháng, lấy tròn số là 55.000 đồng/tháng

   

Như vậy:

- Mức học phí các quận là 130.000 đồng/tháng.

- Mức học phí các huyện là 55.000 đồng/tháng.

HĐND TP.HCM sẽ quyết định mức học phí đại trà ở các quận và các huyện, dựa trên thu nhập bình quân của các quận, huyện; đồng thời có thể quyết định các mức học phí được giảm hoặc miễn học phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách theo quy định của Nhà nước và sự vận dụng của địa phương như việc đưa ra chuẩn nghèo riêng của thành phố.

Thực hiện yêu cầu: miễn học phí cho học sinh các hộ nghèo, giảm học phí cho học sinh cận nghèo thì, những học sinh thuộc hộ nghèo theo chuẩn quốc gia (thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng đối với vùng nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng đối với vùng đô thị) được miễn học phí, những học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo (có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 130% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo) thì được giảm 50% học phí. Với mức thu nhập 260.000 đồng/người/tháng thì khả năng chi trả cho việc học hành theo yêu cầu không vượt quá 6% thu nhập chỉ là 31.000 đồng/tháng/học sinh. Như vậy, để chi được 60.000 đồng/tháng cho chi phí học tập khác, các hộ nghèo này phải được hỗ trợ xấp xỉ 30.000 đồng/tháng cho mỗi con đi học. Đối với diện hộ nghèo ở ngoại thành, mức hỗ trợ phải là 36.000 đồng/tháng/học sinh. Vì vậy, các hộ nghèo cần được hỗ trợ 30.000 đồng/tháng/học sinh hay 300.000 đồng/năm/học sinh. Đối với TP.HCM, khi ngân sách cho phép thì HĐND TP có thể ra nghị quyết hỗ trợ cao hơn, ví dụ 50.000 đồng/tháng hay 100.000 đồng/tháng/học sinh hay 500.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng/năm/học sinh.

Tóm lại, với nguyên tắc và cách xác định học phí hay mức hỗ trợ học tập theo công thức nói trên, thì việc quy định học phí và mức hỗ trợ việc đi học của HĐND các tỉnh, thành phố cho các vùng theo thu nhập bình quân trở nên đơn giản, dễ dàng hơn và có căn cứ khoa học. Chỉ cần có mức thu nhập bình quân theo vùng là xác định được mức học phí đại trà của vùng đó. Học sinh các trường công lập đại trà học ở quận, huyện nào thì đóng học phí theo mức học phí đại trà của quận, huyện đó. Tóm lại, học phí mới góp phần làm giảm đáng kể tính bình quân, bao cấp của việc đóng học phí.

Nguyễn Văn Ngữ
(Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.