Đông y quan niệm về chứng ứ huyết

15/04/2009 15:15 GMT+7

Đông y quan niệm: “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” tạm dịch khí huyết thông thì không có đau bệnh, người có bệnh bởi vì khí huyết không thông.

Cuộc sống vội vã lướt đi quá nhanh nhiều người than thở mình không có thời gian để đọc một cuốn sách hay, thưởng thức một món ngon hay dành thời gian trò chuyện với người thân. Cộng với thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, ăn vội... theo thời gian, việc chấp nhận cái ngắn hạn tức nhanh gọn tạo thành thói quen khó bỏ... Khi ấy cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, hẫng hụt và trăm bệnh cũng từ đó nảy sinh mà nguyên nhân sâu xa là do khí huyết bất thông.

Khí huyết không thông sẽ phát sinh chứng ứ huyết - huyết ứ phát sinh có liên quan mật  thiết đến các tạng trong cơ thể như tim, não, gan và hệ tiêu hóa. 

Nhằm giúp bạn đọc trang bị thêm kiến thức để phòng và chữa bệnh. Chuyên mục “Sống chất lượng” sẽ tập trung giới thiệu một số bệnh lý phổ biến có nguy cơ cao như:

Các chứng bệnh liên quan đến tê mỏi chân tay.
Tai biến mạch máu não (đột quy)
Xơ vữa động mạch và các bệnh lý liên quan.
Bệnh ở người cao tuổi.
Giải đáp thắc mắc của bạn đọc, giúp bạn đọc phòng trị bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu hỏi xin gửi về: Công ty TNHH DIÊN VĨ (IRIS) - 83 Lê Văn Huân, phường 13, Tân Bình. Email: irissongchatluong@gmail.com. Hotline: 08 54445126
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt và một cuộc sống thật sự chất lượng!.

Biểu hiện lâm sàng của chứng ứ huyết rất đa dạng. Theo y học hiện đại, biểu hiện lâm sàng của chứng ứ huyết như các bệnh thuộc hệ thống mạch máu, các di chứng sau đột quỵ não, các bệnh thuộc hệ tim mạch... 

Đông y căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó để đưa ra cách điều trị cho từng  thể bệnh. Các phép điều trị cơ bản thường được dùng trong điều trị chứng ứ huyết bao gồm lý khí (điều chỉnh làm cho phần khí trở lại bình thường), tán hàn (làm tiêu tan khí lạnh), thanh nhiệt, hóa đàm (đào thải các ứ đọng trong cơ thể), tả hỏa (dùng những phương thuốc có vị đắng, tính hàn để chữa những bệnh thuộc thực nhiệt), ích khí (chữa chứng khí hư), dưỡng tâm, ôn dương (bao gồm  hồi dương cứu nghịch và ôn trung khu hàn). Các phép này có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với nhau dựa trên tình hình cụ thể của người bệnh và kinh nghiệm của từng thầy thuốc.

BS Đào Hữu Minh
(Bệnh viên Y học cổ truyền Trung ương)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.