Tổ quốc và trách nhiệm thanh niên

26/03/2009 01:23 GMT+7

* Viết tiếp trang sử vẻ vang của Đoàn * Chúng tôi yêu biển, đảo * Lúc này, lòng yêu nước càng sâu nặng hơn "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách", người xưa nói câu này nhằm nhấn mạnh đến trách nhiệm công dân trước sự tồn vong của đất nước. Đã là người Việt Nam, nhất là thanh niên - thì đều có trách nhiệm với chủ quyền Tổ quốc mình.

Đúng là "không thể giữ chủ quyền bằng cảm tính" như có nhà khoa học đã nói trong một cuộc hội thảo mới đây. Chuẩn bị những luận cứ pháp lý chặt chẽ và khoa học là công việc nghiêm túc của các nhà chuyên môn trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng chứng lý, nhưng nếu toàn dân, đặc biệt là thanh niên, không thể hiện được tình yêu Tổ quốc mãnh liệt, ý thức và ý chí quyết gìn giữ từng "tấc núi thước biển" của Tổ quốc, thì những chứng lý chưa thể thành sức mạnh cụ thể để bảo vệ Tổ quốc. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từng nói tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX: "Đoàn phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí chiến thắng đói nghèo, lạc hậu và xây dựng đất nước phồn vinh".

Ảnh: Đ.N.T

Dĩ nhiên, không chỉ thanh niên mới có trách nhiệm với chủ quyền Tổ quốc, nhưng bao giờ và ở bất cứ đâu, thanh niên cũng là lực lượng chủ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trước tất cả những thế lực có âm mưu xâm lấn. Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần 5, khóa IX đã bàn một số giải pháp đẩy mạnh cuộc vận động Nghĩa tình biên giới, hải đảo, anh Võ Văn Thưởng - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, đã chỉ đạo tăng cường các bài viết khẳng định chủ quyền biên giới, hải đảo của Tổ quốc trên hệ thống báo chí của Đoàn. Kịp thời thông tin làm rõ bản chất các sự kiện diễn ra trong nước và quốc tế nhằm định hướng tư tưởng, nêu cao cảnh giác cách mạng cho thanh niên, đồng thời đề cao về chủ quyền Tổ quốc và trách nhiệm của thanh niên.

Đất nước chúng ta do vị thế đặc biệt của mình đã phải hứng chịu rất nhiều thiên tai và nhân tai. Nhưng với hàng ngàn ki-lô-mét bờ biển, với hàng chuỗi đảo và quần đảo từ Hoàng Sa, Trường Sa tới Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc... chúng ta được sở hữu mênh mông cả vùng lãnh hải biển Đông rộng lớn theo đúng luật biển quốc tế. Đó là tài sản quốc gia của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam xây đắp gìn giữ mà có. Đó cũng chính là "máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam" như câu nói của Bác Hồ.

Lễ chào cờ ở Trường Sa - Ảnh: Tấn Tú

 

 Giữ gìn chủ quyền Tổ quốc ở Trường Sa - Ảnh: Tấn Tú

Tại đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hằng năm vào ngày 16.3 âm lịch đều diễn ra "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa"- một hoạt động kỷ niệm sống động nhất về tinh thần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển đảo. Từ mấy trăm năm trước, đã có biết bao thế hệ những thanh niên người Việt ở đảo Lý Sơn và vùng biển Sơn Tịnh, Bình Sơn (Quảng Ngãi) sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy xuống thuyền trực chỉ quần đảo Hoàng Sa. Họ đã thay nhau sống trên quần đảo này cũng như quần đảo Trường Sa để khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Nhiều người trong số họ đã phải vùi thân trong lòng biển, nhưng những cuộc "ra đi tới Hoàng Sa" vẫn tiếp nối. Tại đảo Lý Sơn, hàng trăm ngôi "mộ gió" - nơi chôn cất những hình nhân "thế lính Hoàng Sa" - đã mọc lên từ nhiều đời. Và "m linh tự" thành nơi tế cúng những liệt sĩ đã lặng lẽ bỏ mình vì Tổ quốc qua nhiều thế hệ...

Những điều ấy thanh niên Việt Nam bây giờ phải biết, phải ý thức một cách sâu sắc: cha ông chúng ta đã hy sinh như thế nào để giữ gìn từng hòn đảo nhỏ, từng hải lý lãnh hải của Tổ quốc, để có thể cảm nhận sâu sắc hơn trách nhiệm với chủ quyền quốc gia, và để khơi lên trong tâm hồn mình ngọn lửa bất diệt của tình yêu Tổ quốc.

    Thanh Thảo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.