Bệnh trào ngược a-xít

17/01/2009 21:14 GMT+7

Bệnh trào ngược a-xít không chỉ xảy ra ở người lớn mà hơn một nửa trẻ sơ sinh cũng bị bệnh này trong ba tháng đầu đời, theo bác sĩ Steven Schwarz - một giáo sư về khoa nhi tại Trung tâm Y tế SUNY (Mỹ). Trào ngược a-xít xảy ra khi thức ăn có trong dạ dày, bao gồm chất a-xít trong dạ dày, trào ngược vào thực quản. Nhưng ở trẻ em, các chất trong dạ dày thường chảy ngược qua thực quản và trào ra miệng, gây nôn mửa hoặc trớ (thức ăn, sữa) ra.

Kênh FOXNews dẫn lời bác sĩ Schwarz cho biết trào ngược a-xít ở trẻ em thường xảy ra ngay sau khi trẻ vừa ăn xong, song cũng có thể xảy ra bất cứ khi nào như lúc trẻ ho, khóc... Theo bác sĩ Schwarz, nếu trẻ chỉ có nôn trớ (sựa) sữa thì có thể khắc phục như sau:

1. Giảm số lượng sữa mỗi lần cho trẻ bú nếu trẻ bú bằng sữa bột công thức.
2. Giảm số lần cho trẻ bú nếu trẻ bú sữa mẹ.
3. Chia thành những bữa nhỏ và cho trẻ bú nhiều lần.

Ở nhiều trường hợp, bệnh trào ngược a-xít sẽ tự hết khi trẻ được 8-10 tháng tuổi nhưng ở một số trường hợp, trẻ có thể gặp các rắc rối về đường hô hấp hoặc bị tổn thương ở phần thực quản do chất a-xít gây ra. Vì thế, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến các dấu hiệu cũng như triệu chứng sau cho thấy tình hình nghiêm trọng như:

1. Trẻ không lên cân
2. Hay khó chịu hoặc quấy khóc khi được cho ăn, bú
3. Bỏ bú, bỏ ăn
4. Có máu trong phần thức ăn, sữa trẻ sựa ra.
5. Trẻ thở khó khăn

Cũng theo bác sĩ, trẻ hay trớ sữa là điều bình thường miễn trẻ vẫn tăng cân đều và chơi ngủ bình thường, các bậc cha mẹ không phải lo lắng nhiều.

H.Y

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.