Học bổng bằng kiến thức

14/11/2008 20:16 GMT+7

Nhiều bạn trẻ lúc đầu chỉ biết bập bẹ tiếng Anh, nhưng sau khi nhận học bổng Nguyễn Thái Bình - Chương trình Anh văn Hội Việt - Mỹ đã thi lấy chứng chỉ Anh ngữ quốc tế. * Danh sách 100 sinh viên nhận học bổng năm 2008

Trước đây, Phạm Thị Ngọc Trang - thủ khoa ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2007 - chưa thực sự tự tin khi “tư duy bằng ngôn ngữ tiếng Anh”. Hễ cứ đến giờ học Anh văn trên lớp là Trang lại thấy căng thẳng. Nhưng từ khi nhận học bổng vào năm 2007,  Trang đã dần “rút” ra những bí quyết để có thể học tiếng Anh tốt hơn. Ví dụ như không nên dùng từ điển Anh - Việt mà nên đọc từ điển Anh - Anh để tập thói quen dùng tiếng Anh. Để nhớ lâu thì nên đặt câu theo từ và tạo tình huống cho câu; một ngày nên dành ít nhất 1- 2 tiếng để luyện tiếng Anh… “Em nghĩ nếu học bổng trao bằng tiền mặt thì tiêu xong là hết, còn học bổng là khóa học tiếng Anh sẽ giá trị hơn nhiều vì kiến thức thì còn lại mãi để làm hành trang cho sự nghiệp” - Trang bày tỏ.

Cũng bắt đầu học từ lớp 4 và hiện đang học tới lớp 7 TOEIC qua chương trình học bổng Nguyễn Thái Bình, Phan Công Chiến - thủ khoa ĐH Kinh tế năm 2007, thủ khoa ĐH Y dược TP.HCM năm 2008 - rất tự tin và có thể giao tiếp trôi chảy với người nước ngoài. Không có điều kiện như các bạn ở thành phố được học tiếng Anh từ nhỏ, đến bậc THPT Chiến mới tiếp xúc với môn ngoại ngữ. Mỗi ngày Chiến dành ít nhất 1 giờ để nghe, nói tiếng Anh. Ngoài ra Chiến còn nghe đài, ti vi, xem báo tiếng Anh… Cô học trò nhỏ mà Chiến đang làm gia sư môn Toán, Lý, Hóa cũng học siêu tiếng Anh nên 2 thầy trò có thể giúp nhau trong việc nâng cao khả năng nghe - nói. Từ một cậu bé ở quê không có điều kiện học giỏi tiếng Anh nay Chiến trở thành một sinh viên nói tiếng Anh rất cừ. Anh chàng bác sĩ tương lai cho biết mình rất trân trọng và biết ơn chương trình học bổng quý báu này.

200 sinh viên nhận học bổng trị giá 5 tỷ đồng

Học bổng Nguyễn Thái Bình - Chương trình Anh văn Hội Việt-Mỹ do Báo Thanh Niên phối hợp với Trung tâm Anh văn Hội Việt- Mỹ được triển khai từ năm 2004. Đến nay, quỹ học bổng đã trao trên 200 suất với tổng trị giá hơn 5 tỉ đồng. Cụ thể: năm 2004: 1,5 tỉ đồng, năm 2005: 800 triệu đồng, năm 2006: 1,2 tỉ đồng, năm 2007: 1 tỉ đồng và năm nay 2008: 1,1 tỉ đồng. Mỗi suất học bổng trị giá một năm học Anh văn (8 cấp độ) đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế.

Còn Phạm Thị Mai - cô á khoa trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2005 - sau khi nhận được suất học bổng học tiếng Anh trị giá 1.000 USD đã tận dụng thời gian để trau dồi ngoại ngữ. Mai tâm sự, những kiến thức ngoại ngữ mình học được thời phổ thông chủ yếu là từ vựng và ngữ pháp. Sau hơn 2 năm theo học, nay Mai đã dạn dĩ hơn với kỹ năng nghe, nói. Điểm học tập môn ngoại ngữ tại trường của Mai cũng luôn cao nhất lớp. Khả năng ngoại ngữ tốt không chỉ giúp Mai tiếp cận với các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, mà còn có thể tham gia các hoạt động từ thiện xã hội với người nước ngoài. Tháng 11.2007, Mai đã tham gia kỳ thi TOEIC và đạt được số điểm khá cao là 650 điểm. Chưa dừng lại ở đó, Mai đang miệt mài để sớm có bằng TOEFL với số điểm cao trong năm sau trước khi tốt nghiệp để có thể làm việc cho công ty nước ngoài.

Trong khi đó, với Huỳnh Hoàng Hà - thủ khoa trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2007 - thì nhận được suất học bổng Nguyễn Thái Bình - Chương trình Anh văn Hội Việt Mỹ của Báo Thanh Niên là một niềm vui bất ngờ. Từ một vùng quê của huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), thời phổ thông Hà ít có điều kiện để học ngoại ngữ. Hà chia sẻ, từ chỗ không nghe không nói được đến nay có thể nghe hiểu các bài luận nhờ mấy lớp học. Dù học và ở trọ tại Q.Thủ Đức (TP.HCM) nhưng mỗi buổi chiều tan trường, Hà lại đón xe buýt lên Sài Gòn học. Mới năm thứ hai song Hà đã quyết tâm trau dồi vốn ngoại ngữ, vì đây sẽ là hành trang quý báu để một sinh viên kỹ thuật như Hà có thể làm việc trong môi trường quốc tế.

Có thể ví những suất học bổng Nguyễn Thái Bình mà Báo Thanh Niên trao tặng giống như bệ phóng không chỉ giúp những gương mặt thủ khoa nói trên, mà còn giúp nhiều gương mặt trẻ khác thực hiện ước mơ và đi tiếp con đường tương lai của mình.

100 sinh viên nhận học bổng năm 2008

Học viện Hành chính quốc gia: Trần Thị Vành Khuyên; Khoa Kinh tế ĐH Quốc gia TP.HCM: Nguyễn Văn Tuyển, Trần Thanh Nam; trường Cao đẳng Bách Việt TP.HCM: Huỳnh Thị Kim Xuyến, Thái Thị Thu Hương, Vũ Duy, Nguyễn Phan Ngọc Hòa, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Huyện, Huỳnh Đắc Thắng, Nguyễn Thị Hải, Trần Hưng Dũng; trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM: Mai Đức Tuân, Huỳnh Trần Thanh Hương, Nguyễn Lê Thế Anh, Võ Nguyên Hồng Thảo, Lê Minh Nhựt; trường CĐ kinh tế TP.HCM: Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Chương, Lê Xuân Quỳnh; trường CĐ Nguyễn Tất Thành: Dương Văn Tài, Nguyễn Ngọc Dũng, Vương Phi Sơn; trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM: Phạm Thị Út Hậu, Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Nhật Linh, Trần Bích Ngọc, Đặng Ngọc Yến Nhi, Đinh Huế Trang, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Cẩm, Dương Thị Ngọc Thành, Trần Thanh Hải, Nguyễn Tú Anh; trường ĐH Bách Khoa TP.HCM: Trần Quốc Triệu, Hoàng Đại Khởi, Lê Xuân Thắng; trường ĐH Công nghệ Sài Gòn: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thanh Thi Thư, Lưu Minh Sao Khuê, Đoàn Thị Liên; trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Nguyễn Thị Ngọc Ngân, Bùi Thành Khoa; trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Bùi Hải Linh, Nguyễn Trần Vũ, Trương Gia Phát, Kim Lương Vương; trường ĐH Hồng Bàng: Đào Hồng Thảo, Ưng Cao Phát, Lê Mai Phương; Nguyễn Phương Uyên; trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM: Phí Thị Lan, Huỳnh Hoàng Ly; Lê Hồng Tố Tâm; trường ĐH Kiến trúc TP.HCM: Lê Thanh Trí; trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Mai Thị Thuận, Cao Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh Nga; trường ĐH Luật TP.HCM: Phạm Thị Thanh Mai, Phạm Thị Vân Anh, Đậu Thị Quyên, Võ Thị Luyến; trường ĐH Marketing: Lê Đỗ Tường Vân, Nguyễn Xuân Hiếu, Mỵ Thị Hằng, Nguyễn Lê Thu Nga; trường ĐH Mở TP.HCM: Mai Mẫn Nhi, Lê Thị Phương; trường ĐH Ngân hàng TP.HCM: Hồ Đắc Quỳnh Chi; trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TPHCM: Nguyễn Thị Thuỳ Duyên; trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2: Nguyễn Đỗ Bảo Ngọc; trường ĐH Nông Lâm TPHCM: Cao Thị Tường Vy, Nguyễn Xuân Vĩnh Hưng, Nguyễn Thị Anh Thư, Phạm Anh Vũ, Dương Hương Giang, Võ Thanh Trung; trường ĐH Sài Gòn: Bùi Lý Phương Dung; trường ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM: Phạm Thanh Trà, Trần Nhật Quang, Bùi Văn Tuấn, Võ Thị Thảo Nguyên, Hoàng Hồ Ngọc Trâm, Thái Ngọc Trường; trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Đoàn Thị Anh Xuân, Nguyễn Duy Thạnh, Trương Anh Tùng, Đào Nhật Khoa, Hoàng Thị Minh Hoa, trường ĐH Văn Hiến: Đặng Lin Ly, Nguyễn Phi Thoàng, Phan Minh Cường; trường ĐH Văn hóa TP.HCM: Nguyễn Hồ Phong; trường ĐH Văn Lang: Phan Minh Trúc, Phạm Tô Ngọc Mỹ, Nguyễn Lê Li Na, Trần Thị Hồng Thắm; trường ĐH Y Dược TP.HCM: Nguyễn Nhất Khoa; trường DNTT Nghiệp vụ du lịch Sài Gòn: Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Thị Ngọc Hiếu.

Phi Loan - Hà Ánh (tổng hợp)

Mỹ Quyên - Hà Ánh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.