Nghịch lý giá dầu

28/06/2008 00:11 GMT+7

Có thể một số người cho rằng sự tăng giá dầu sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, và rằng đây được coi là cơ hội quý giá cho những nước này. Tuy nhiên, những nước xuất khẩu dầu mỏ, phần lớn là những nước đang phát triển, lại phải nhập hầu như toàn bộ nhu yếu phẩm được sản xuất từ các nước nhập khẩu dầu. Như vậy, nếu thu được một từ tay phải thì lại phải trả gấp đôi từ tay trái... Thật đáng tiếc.

Khi lần đầu tiên giá dầu tăng lên mức 78,77 USD/thùng, Fransis Biran, phụ trách Tạp chí Dầu và Gas đã nhìn nhận rằng các nước giàu có thể thích ứng được với sự tăng giá này bằng cách gắn giá dầu với giá USD và kiểm soát các nguồn dầu chính bên cạnh việc khai thác dầu với chi phí thấp hơn nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng với việc dành một khoản ngân sách khổng lồ để nghiên cứu và thử nghiệm trong lĩnh vực phát triển các loại năng lượng thay thế và sử dụng chúng một cách hợp lý.

Điều đáng lưu ý là mặc cho sự tăng giá dầu trong thời gian gần đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng dự đoán về tốc độ tăng trưởng của thế giới trong hai năm 2007 - 2008 lên 5,2% nhờ sự phát triển thành công của một số nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc. Bên cạnh đó, tổ chức tiền tệ này cũng thừa nhận rằng giá dầu tăng sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho nền kinh tế thế giới, nhưng không tỏ ra lo lắng về vấn đề này. Cơ quan năng lượng quốc tế, tổ chức bảo vệ quyền lợi các nước tiêu thụ năng lượng, đã miêu tả tình hình như là một thảm họa đối với các nước nghèo nhất, chỉ ra rằng dầu mỏ ở các nước này nhận được sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Cơ quan này nhấn mạnh rằng chi phí hỗ trợ bằng ngân sách các nước nghèo cao gấp 5 lần số tiền mà nhóm G8 xóa nợ cho những nước đang phát triển này. Trong một báo cáo gần đây về triển vọng kinh tế tại châu Phi, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thuộc Cơ quan năng lượng quốc tế cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát đã một lần nữa vượt ngưỡng 10% ở các nước châu Phi nhập khẩu dầu, dưới tác động của sự tăng giá.

Về phía mình, trong một hội nghị mới đây, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng của Washington nhằm giảm chi phí năng lượng và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng phát triển chậm chạp. Phần lớn thành viên Opec cho rằng dầu mỏ không đóng vai trò trong sự trì trệ dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Các đại diện tham dự hội nghị cũng cho biết Ả Rập Xê Út mong muốn giảm giá dầu xuống mức 90 USD/thùng để giảm áp lực trì trệ và yêu cầu tăng sản lượng đối với tổ chức này.

Chính vì vậy tôi cho rằng chính phủ các nước và các tổ chức đang cố gắng tiến hành các biện pháp thích hợp và khoa học nhằm tập trung phát triển ngành công nghiệp và công nghệ, trong khi mới ngày hôm qua chúng vẫn còn trong tình trạng cần sự hỗ trợ. Trong tương lai, ngay cả những nước giàu và những nước nghèo cũng không thể cùng gánh chịu được những hậu quả tồi tệ nếu không cố gắng ngay từ bây giờ, đặc biệt khi tất cả các chỉ số đều cho thấy rằng việc tăng giá dầu sẽ đưa thế giới vào đường hầm khó có lối thoát. Còn đối với các nước đang phát triển và các nước xuất khẩu dầu, gánh nặng đè lên vai họ rất lớn, đặc biệt khi họ vẫn phải phụ thuộc vào dầu mỏ như là nguồn thu nhập chủ yếu (một chiều) và các nguồn thu nhập khác cần thiết cho phát triển vẫn còn trong tình trạng yếu kém. Điều cần thiết hiện nay là tập trung nâng cao nhận thức rằng dầu mỏ chỉ là nguồn tài nguyên mang tính tạm thời và sẽ cạn kiệt vào một ngày nào đó và trong vòng 5 năm tới, tập trung đặt ra các chiến lược và kế hoạch thay thế nhằm đặt nền móng chuyển đổi từ nước thu nhập một nguồn sang đa dạng thu nhập, và nguồn lợi từ dầu mỏ chỉ là nguồn dự trữ, chỉ dùng đến trong những trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta phải sử dụng các dạng năng lượng thay thế tự nhiên có sẵn, ví dụ như dùng khí gas tự nhiên để sản xuất điện, sử dụng năng lượng hạt nhân...

Cuối cùng, tất cả những gì chúng ta cần trong hiện tại là sự điều hành chính sách khôn khéo để hỗ trợ xu hướng này, thuyết phục các tầng lớp xã hội rằng quyết định này là sống còn và liên quan tới sự phát triển trong tương lai, đặt ra các kế hoạch chiến lược, cung cấp nguồn tài chính, tái cơ cấu pháp lý và các tổ chức trong các ngành công nghiệp, kỹ thuật và giảm sự tập trung quan liêu, hành động một cách chuyên nghiệp và có kiểm soát.

Tiến sĩ Abdulaziz Al - Sharrah
(Tổng lãnh sự Kuwait tại TP.HCM viết cho Thanh Niên)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.