Nhạc sĩ thiên tài Camille Saint Saens ở Côn Đảo

06/09/2007 15:32 GMT+7

Nếu bạn có dịp đi thăm các khu di tích lịch sử ở Côn Đảo thì sẽ thấy rằng giữa bức tranh tổng thể đậm màu xám xịt của hệ thống nhà tù, vẫn có một góc nhỏ là nơi cái đẹp được tôn vinh, nơi đó vẫn ánh lên chút lãng mạn dễ thương... Đó chính là ngôi nhà mà nhạc sĩ thiên tài Camille Saint Saens đã từng lưu trú suốt một tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 4.1895). Ngôi nhà nằm biệt lập phía bên ngoài nhà Chúa đảo (nay là Bảo tàng Côn Đảo), mặt trông ra biển, đối diện với cầu tàu 914 - một vị trí hết sức thơ mộng...

Camille Saint Saens là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano và organ người Pháp. Ông sinh ngày 9.10.1835 tại Paris. Mới 3 tuổi, ông đã sáng tác những đoạn nhạc đầu đời. 10 tuổi đã trình tấu các tác phẩm của Beethoven, Mozart... 13 tuổi được nhận vào Nhạc viện Paris và đã gây ấn tượng bằng tài biểu diễn piano, organ và cả soạn nhạc. 18 tuổi được chọn là người đánh đàn organ cho nhà thờ Saint Merry (Paris), đây cũng là chức vụ đầu tiên của ông. Năm 1871 (lúc 36 tuổi) ông tham gia sáng lập Hội Quốc gia m nhạc (Societe Nationale de la Musique)...

Ông còn là nhà du hành lớn, từng đi đến Nga, các nước châu u, châu Mỹ, Cuba, Miến Điện, Đông Dương... Camille Saint Saens qua đời ngày 16.12.1921 tại Alger. Tác phẩm của ông gồm 13 vở Opéra (trong đó nổi tiếng nhất là vở Samson et Dalila - 1897), 10 bản Concerto (trong đó có 5 bản viết cho piano), 3 bản giao hưởng, thánh ca và rất nhiều bài hát, trích đoạn piano. Ông được đánh giá là thần đồng âm nhạc bẩm sinh, có địa vị chói sáng trong nền âm nhạc Pháp và cả châu u.

Tháng 3.1895, ông đến Côn Đảo và được Chúa đảo Louis Jacquet dành ngôi biệt thự kể trên để ông lưu trú. Chính trong căn nhà này ông đã hoàn tất 3 chương cuối của vở nhạc kịch bất hủ Brunehilda... Ngày nay, ngôi nhà trở thành Nhà lưu niệm với rất nhiều hình ảnh, tài liệu về người nhạc sĩ tài hoa. Bức tượng bán thân của ông được đặt trang trọng giữa nhà, còn trên vách là dòng chữ trích từ bức thư ông gửi cho Chúa đảo trước khi từ biệt, ở đó trái tim người nghệ sĩ đã phải cám cảnh trước những tội ác của "mẫu quốc" đối với người tù thuộc địa: "Ở đâu cái đẹp được tôn trọng thì ở đó tội ác bị đẩy lùi, ở đó chẳng cần đến luật pháp" (trích thư gửi Chúa đảo Louis Jacquet tháng 4/1895).

Hà Đình Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.