Ý kiến về máy bay của "Hai Lúa"

16/04/2007 22:48 GMT+7

(Nhân đọc bài Cảnh báo về chiếc máy bay của "Hai Lúa", TN 16.4.2007) Mày mò chế công cụ nông nghiệp thì hoan nghênh, nhưng máy bay thì… Việc mày mò chế tạo các công cụ phục vụ nông nghiệp của các anh "Hai Lúa" thực tế trong thời gian qua đã cho thấy sức sáng tạo của người nông dân Việt Nam là không nhỏ.

Họ thường mày mò để sáng chế những công cụ phục vụ cho công việc đồng áng của họ và những người nông dân khác được thuận lợi và hiệu quả hơn, giảm bớt cực nhọc và tăng nhanh năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, điều đó rất đáng được hoan nghênh và biểu dương.

Nhưng chế máy bay trực thăng lại là chuyện khác. Nó đòi hỏi một trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh kết hợp với công nghệ rất cao, không phải nước nào cũng làm được. Nếu mấy anh nông dân này chế tạo máy bay như là việc mày mò để thỏa chí sáng tạo của mấy anh thì không có gì đáng nói. Đằng này chúng ta lại coi đó là một sự kiện quan trọng như thể là một hành động để tôn vinh nông dân của chúng ta chế tạo được cả máy bay trực thăng, rồi đưa cả những đoàn chuyên viên cao cấp của quân đội về xem xét đánh giá thì thật là tức cười quá đi. Có lẽ nào những người nắm vững khoa học kỹ thuật chế tạo cơ khí lại ấu trĩ đến nỗi phải đi giám định một sản phẩm mà chúng ta biết chắc rằng với một điều kiện khách quan, cũng như chủ quan của hai anh nông dân kia thì không thể nào làm được ?

Nguyễn Quốc Cường (cuongcoc3@gmail.com)

Còn những nguy hiểm khác nữa

Tôi rất vui mừng và đồng tình khi bạn đọc Nguyễn Minh Đồng đã có ý kiến cảnh báo về sự nguy hiểm của chiếc máy bay của "Hai Lúa". Tôi đã biết đến những yếu tố nguy hiểm của chiếc máy bay trên từ khá lâu nhưng ngại nên không nói ra, trong đó có phần vì ngại rằng uy tín khiêm tốn của tôi không thuyết phục được người khác nên không dám đưa tin trên những phương tiện thông tin đại chúng.

Tôi là một trong những người chơi máy bay mô hình, tại CLB chúng tôi có chung sở thích là đam mê kỹ thuật, đa phần những người chơi môn này là kỹ sư từ những ngành nghề khác nhau nên có những kiến thức nhất định về kỹ thuật.

Đối với chiếc trực thăng của anh Hải và anh Danh, ngoài yếu tố nguy hiểm do cánh chưa được cân bằng động như anh Đồng đã đề cập còn có các vấn đề về điều khiển như sau:

* Là một người không biết gì về khoa học chỉ cần đọc lời cảnh báo này tôi hết sức kinh ngạc về sự thờ ơ của các nhà khoa học VN.

chanhua0360@yahoo.co.uk

* Bài viết quý báo rất hay, nó cảnh tỉnh được những thiếu sót của việc chế tạo máy bay ở Việt Nam hiện nay. Nhưng bài viết của tác giả kết thúc bằng một câu hỏi làm tui mắc cười…

Nguyen Huy
too_too_a@yahoo.com

1/Thiếu cơ cấu tự cân bằng theo trục thẳng đứng (trục yaw). Như mọi người biết, khi cánh trực thăng quay, nó sinh ra moment phản lực quay ngược chiều với nó, lái đuôi có chức năng chống lại moment này, cũng chính lái đuôi có chức năng chỉnh hướng cho trực thăng xoay trái/xoay phải nhờ cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng của cánh đuôi so với trục quay của cánh (góc pitch). Tuy nhiên, khi gặp một tác động ngoài ý muốn (gió) thì việc lấy lại hướng cũ bằng cánh chỉnh góc pitch một cách thủ công là hoàn toàn không thể thực hiện được vì nó tác động rất nhanh mà cần có một cơ cấu để làm việc này gọi là gypro. Chiếc trực thăng của "Hai Lúa" không có cơ cấu này.

2/Thiếu cơ cấu để điều chỉnh lấy lại cân bằng khi máy bay nghiêng trái/nghiêng phải. Bác Danh giải thích vì nó không xảy ra hiện tượng này nên cơ cấu này là không cần thiết. Thực tế, máy bay là một vật thể hoàn toàn tự do nên việc phải có cơ chế điều chỉnh cân bằng cho cả sáu bậc tự do là điều hoàn toàn bắt buộc.

Cá nhân tôi rất quý trọng cả hai bác nhưng tôi muốn khuyên hai bác nên mua hay làm một chiếc trực thăng mô hình và thử điều khiển nó (thật ra, máy bay mô hình là máy bay "thật" có kích thước nhỏ) để hiểu rằng điều khiển và chế tạo máy bay khó như thế nào.

khanhhung…@yahoo.com

Nếu thử nghiệm thành công, sẽ nói lên điều gì?
 

Trước tiên tôi xin nhất trí với quan điểm của anh Nguyễn Minh Đồng. Tuy không phải là dân kỹ thuật nhưng tôi được đào tạo đủ để hiểu những gì mà anh băn khoăn. Ở đây tôi chỉ xin nêu ra hai vấn đề cơ bản dưới góc độ nhà kinh tế là:

1. Tôi đã đọc rất nhiều bài báo nói về công cuộc lắp ráp máy bay của hai nông dân. Trong đó có nói đến sự vất vả của việc đi tìm mua các thiết bị như cánh quạt, trục quay… Tôi tự hỏi là nếu như thử nghiệm thành công liệu VN có sản xuất nổi những chi tiết đó không hay lại đi nhập khẩu. Vậy có khác gì khi đi mua máy bay do nước ngoài sản xuất. Hay chỉ là tăng tỷ lệ nội địa hóa như lắp xe máy và ô tô ?

2. Việc thử nghiệm thành công sẽ nói lên điều gì ? Rằng VN có thể sản xuất được máy bay từ các thiết bị cũ ở bãi rác hay VN làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay nhưng chưa làm chủ được công nghệ chế tạo ra các vật liệu dùng cho công nghiệp hàng không?

Đấy là trong trường hợp bay thành công, còn trong tình huống ngược lại như anh Nguyễn Minh Đồng nói thì tôi cũng không dám nói tới.

Đôi dòng ý kiến của một người yêu đất nước, mong muốn đất nước đi lên sánh bằng các nước khác, nhưng không phải bằng những phát minh thiếu thực tiễn như vậy.

Nguyễn Đức Lê  nducle@msn.com

Nên ngăn chặn

Tôi nghĩ rằng thông tin này các nhà khoa học cần để tâm đến nhiều và có biện pháp ngăn chặn không cho ''máy bay" của hai anh nông dân này vận hành. Vì đảm bảo tính mạng cho hai anh nông dân và những người xung quanh đó, vì nguyên lý vận hành của một chiếc phi cơ, cũng như là các hợp chất để chế tạo nên vỏ chiếc máy bay không đơn giản như những anh nông dân suy nghĩ, vì đó là những hợp chất chịu áp lực rất lớn mới có thể chịu được áp lực của không khí cũng như lực quay của cánh quạt của nó. Sẽ rất nguy hiểm cho những người xung quanh khi vận hành. Các anh nông dân có ý tưởng như thế là đáng quý, nhưng để trở thành một người chế tạo ra máy bay thì không khả thi đâu.

Ha Trung (Đại học Đà Lạt - Lâm Đồng)

Bài tham gia trang này xin gửi về: Trang “Ý kiến”, Báo Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM hoặc e-mail: ykien@thanhnien.com.vn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.