Vậy là…bạn muốn đổi nghề…?

01/11/2006 20:52 GMT+7

Đối với một vài người, từ bỏ công việc đang làm chính là cơ hội để họ bắt đầu định hình lại bản thân mình. Điều này được ví như “những tia nắng lóe lên từ sau đám mây mù”. Nhiều người bắt đầu sự nghiệp mới của mình cho biết: “Từ bỏ công việc vừa rồi là điều tốt nhất đối với tôi từ trước đến giờ”.

Có 5 bước căn bản mà những người có ý định đổi nghề nên tuân theo:

Bước 1:

Tìm hiểu thật rõ “mong muốn chuyển việc”. Điều này đòi hỏi bạn phải suy ngẫm hết sức kỹ lưỡng bằng cách đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Năng khiếu thật sự của tôi là gì? Kỹ năng? Niềm đam mê? Sở thích?” Thật không dễ dàng để biết được nghề nghiệp thật sự thích hợp với bạn là gì. Tuy nhiên, chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều nếu chúng ta bắt đầu với các bước mà chúng ta đã từng thực hiện để lên kế hoạch cho đám cưới hay kỳ nghỉ. Chỉ khác một điểm: chúng ta đang cân nhắc để lập ra mục tiêu nghề nghiệp cho mình.

Bước 2:

Đánh giá “mong muốn” – đây là một bước để kiểm tra lại mong muốn chuyển việc của bạn có khả thi hay không. Trường hợp của siêu sao bóng rổ Michael Jordan là ví dụ điển hình. Anh đã từng khát khao được chơi trong giải bóng chày chuyên nghiệp. Và điều này dường như rất dễ dàng vì Michael có niềm đam mê cháy bỏng, nguồn tài chính dồi dào, đồng thời danh tiếng của anh cũng góp phần thu hút người hâm mộ. Thế nhưng khi phân tích đến điểm cuối, Michael nhận ra rằng anh không thể đánh thành công được quả bóng vòng.

Việc đánh giá mong muốn của bản thân mình là một bước không thể thiếu được trong việc chuyển nghề. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu và khảo sát thông qua những trải nghiệm thực tế đồng thời thu thập ý kiến của những người đã có nhiều kinh nghiêm trong lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan.

Bước 3:

Chia sẻ “mong muốn” chuyển việc của bạn. Sẽ hết sức “chủ quan” và thật sự không hay cho việc quyết định chuyển việc nếu như nó được hoàn toàn giấu kín. Ngược lại, sẽ có tác dụng gấp trăm lần nếu như mong muốn này được phát ra thành lời và thổ lộ cho mọi người cùng biết. Chia sẻ mong muốn chuyển việc của mình cho những người xung quanh chính là cách tốt nhất để đặt bản thân vào thực tế.

Trong trường hợp bạn vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực sở trường của mình, nhưng lại cảm thấy cần có một thay đổi nào đó, đừng ngần ngại thổ lộ với sếp của bạn. Đây là một phần của “mô hình biến chuyển mới” rất hữu ích cho cả sếp và nhân viên. Biết đâu được, chính sếp của bạn sẽ giúp mong muốn chuyển đổi của bạn thành hiện thực – ngay tại nơi mà bạn đang phục vụ.

Bước 4:

Hành động để thực hiện “mong muốn chuyển việc” và nghệ thuật “Cứ tiến hành thôi”. Nếu sau khi thực hiện bước 1 và 2 (hiểu rõ và đánh giá mong muốn) một cách nghiêm túc và bạn đã hoàn toàn bị thuyết phục là nên đổi việc, thì lúc này điều tốt nhất là “Cứ tiến hành thôi”. Một chút liều lĩnh sẽ hết sức hữu ích giúp bạn tiếp cận với môi trường công việc mới. Tuy nhiên, đừng vội bước chân lên một con đường mà ta hoàn toàn không có một chút khái niệm gì về nó. Bạn nên tìm hiểu về nó trước. Thay vì là kỹ sư thiết kế máy tính, ta có thể trở thành người bán máy tính, hoặc trở thành nhân viên nhân sự  cho một công ty sản xuất máy tính nào đó.

Bước 5:

Kiểm nghiệm lại “mong muốn nghề nghiệp” xem việc chuyển đổi nghề nghiệp thật sự có mang đến kết quả như mong muốn hay không. John là một kỹ sư thiết kế xe hơi. Anh rất yêu công việc của mình. Tuy nhiên, áp lực kiếm nhiều tiền để phục vụ cho gia đình đã biến anh phải trở thành một người quản lý. Là một người có năng lực và tiềm năng, John đã được thăng chức quản lý sau khi anh trình bày mong muốn của mình với sếp. Tuy nhiên, những chuyến công du thường xuyên cũng như phải giải quyết hàng tá công việc của một nhà quản lý đã chiếm hết thời gian của John. Anh không còn một chút cơ hội nào để thực hiện công việc yêu thích của mình – thiết kế xe. John nhận ra là mình đã sai và xin cấp trên (yêu cầu hơi lạ) cho anh được trở về vị trí cũ – một kỹ sư thiết kế. John đã để cảm xúc khống chế hành động của mình. Nếu như trước kia anh đánh giá (bước 2) cẩn thận và chi tiết hơn, thì anh đã không quyết định thay đổi công việc của một kỹ sư – chuyện như mơ đã trở thành sự thật. Để rồi sự thật lại chẳng phải là điều cuối cùng anh mong muốn.

Thế đó, mọi thứ quanh ta luôn vận động và phát triển. Việc từ bỏ một nghề để chuyển qua nghề khác cũng không ngoài qui luật này. Tuy nhiên, thử hỏi trong suốt quãng đời, mỗi một chúng ta sẽ có bao nhiêu cơ hội để “làm lại từ đầu”?  Hy vọng 5 bước trình bày ở trên sẽ giúp cho chúng ta thành công khi quyết định chuyển việc -  để “những tia nắng được lóe lên từ phía sau đám mây mù”.

Theo nguồn Internet

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.