Thành phố chết của các mỹ nhân

26/08/2006 21:58 GMT+7

Juarez là nơi mà thiên hạ đổ xô tới để tìm kiếm các giấc mơ Mỹ. Đó là một thỏi nam châm khổng lồ đã hút về đây không biết bao nhiêu nam thanh nữ tú, trong đó có vô số cô gái chỉ mới vừa bước qua độ tuổi trẻ con. Và Juarez đã trở thành một nấm mộ tập thể kéo sụp các cô xuống bất kỳ lúc nào. Cái chết của gần 400 cô gái trẻ - chỉ toàn là những mỹ nhân - sau hơn 13 năm đến nay vẫn là một bí ẩn.

Những cánh đồng bông vải

Sức hút của Juarez nằm ở hàng loạt nhà máy của Mỹ, sản xuất ra những thứ như mạch điện hay phụ tùng ô tô. Cái thị trấn xô bồ này nằm ngay sát biên giới Mỹ nên chẳng có lý do gì mà các ông chủ Mỹ không muốn tận dụng nguồn nhân công vừa rẻ lại vừa dồi dào của đất nước Mexico láng giềng. Với những người dân nông thôn Mexico, Juarez chính là một thiên đường - nơi họ có thể tìm thấy những đồng đô la xanh. Dân khấm khá một chút thì sẽ cười khẩy vào cái thiên đường toàn những khu ổ chuột mà người ta phải chen chúc, giành giật nhau để sống như thế này. Họ cũng sẽ chẳng bao giờ thèm đến những đồng tiền công rẻ mạt, có khi chỉ vào khoảng 4 USD cho 1  tuần vắt kiệt mồ hôi. Nhưng với những người dân nghèo thì khác. Juarez là nơi họ có thể tự nuôi sống bản thân, còn để dành được chút đỉnh gửi về quê nuôi mẹ già hay đứa em nhỏ đang cần được đến trường. Với họ, như thế đã là thiên đường rồi. Cũng không ít người nuôi chí lớn, hy vọng những đồng đô la xanh ở đây sẽ giúp họ đổi đời. Laura là một trong số đó.

Ở tuổi chưa tròn 18, Laura đến Juarez với một ý nghĩ duy


Không gì có thể xoa dịu nỗi đau của các bà mẹ mất con - Ảnh: Amnesty

nhất: kiếm được thật nhiều tiền để giúp cô hoàn thành giấc mơ trở thành một chuyên gia giám định y khoa. Nhưng chỉ 3 ngày sau khi cô gái trẻ hăm hở đặt bước chân đầu tiên đến miền đất hứa vào năm 2001, người ta không còn nhìn thấy cô đâu nữa. 7 tuần sau đó, xác của cô cùng với 7 cô gái đẹp khác bị vất giữa một cánh đồng trồng cây bông vải ngay cạnh con lộ chính sát khu trung tâm thị trấn. Tất cả đều bị hãm hiếp và bị siết cổ đến chết. "Cánh đồng bông vải" trở thành cụm từ hãi hùng nhất đối với các cô gái trẻ ở Juarez, nhất là những ai có một chút nhan sắc: nó ám chỉ đến cái chết tức tưởi của gần 400 cô gái kể từ năm 1993 đến nay.

Kẻ sát nhân hàng loạt

Sự xuất hiện của một kẻ hiếp dâm và giết người hàng loạt lần đầu tiên được nói đến vào khoảng năm 1995. Ở thời điểm đó, đã có hàng chục cô gái phải bỏ xác ở Juarez theo cùng một kiểu: bị hãm hiếp, bị tùng xẻo, bị bóp cổ đến chết rồi bị vứt xác ra những cánh đồng bông vải hoặc một nơi vắng vẻ nào đó. Tất cả đều xinh đẹp, mảnh mai và ở độ tuổi từ 15 đến 22.

Tháng 10.1995, cảnh sát Mexico hồ hởi thông báo tin bắt được kẻ tình nghi số một: chuyên gia hóa học người Ai Cập tên Sharif Sharif. Đám mây đen kịt phủ kín bầu trời Juarez dường như tan biến. Đường phố bỗng bừng lên những sắc màu rực rỡ đến lạ kỳ. Các bậc phụ huynh thở phào nhẹ nhõm. Những cô gái trẻ lại nhộn nhịp rủ nhau xuống phố... Nhưng chỉ vài tháng sau, các vụ giết mỹ nhân lại tiếp diễn như chưa từng có ai bị bắt. Cảnh sát lại xuất hiện trước công chúng giải thích rằng Sharif

"Thủ phạm không đơn thuần chỉ là những kẻ giết phụ nữ. Bọn chúng bắt cóc các cô gái ở độ tuổi đẹp nhất của các em: từ 15 đến 22 tuổi. Tất cả đều rất xinh xắn. Rồi bọn chúng cắt xẻo các phần trên thân thể các em, hãm hiếp các em, thiêu đốt các em. Đến lúc nào thích, bọn chúng sẽ quẳng các thi thể không nguyên vẹn ra sa mạc" - nữ diễn viên Mexico Salma Hayek giận dữ phát biểu. Cô đang tham gia cuộc vận động đi tìm công lý cho gần 400 linh hồn trẻ.
dù ngồi trong nhà giam nhưng vẫn thông qua các tay chân của mình bên ngoài để thuê một băng đảng tiếp tục gieo rắc chết chóc theo cách mà y đã làm trước kia để chứng tỏ rằng mình vô tội. Một thời gian sau, cảnh sát Juarez lại một lần nữa hồ hởi thông báo đã hốt trọn băng đảng kể trên: Rebels. Một niềm hy vọng mới lại bừng lên. Nhưng kết quả thế nào? Hàng loạt cô gái vẫn biến mất một cách bí ẩn.

Thông thường sau khi các cô mất tích, thân nhân chỉ còn biết đợi chờ. Những ai may mắn thì sẽ thấy xác con cái mình nằm vất vưởng ở một cánh đồng bông vải hay một xó xỉnh nào đó như những nùi giẻ rách, còn những ai kém may mắn hơn thì vĩnh viễn không được nhìn thấy người thân yêu.


Xác một nạn nhân bị vứt giữa sa mạc

Cuối cùng, người ta kết luận thế nào? Có rất nhiều kẻ cưỡng hiếp và giết người hàng loạt theo cùng một kiểu giống nhau. Có điều chúng là ai và khi nào bị bắt thì chẳng ai trả lời được.

Cảnh sát là thủ phạm?

Benita Monarrez là một bà mẹ đau khổ. Cách đây 5 năm, bà được thông báo người ta nhìn thấy xác của con gái bà cùng với 7 cô gái khác đã thối rữa ở một cánh đồng bỏ hoang. Cảnh sát không cho bà nhận xác hay ít ra là nhìn lần chót đứa con bà đã rứt ruột đẻ ra để bà khỏi bị sốc. Sau hơn 1 năm chạy chọt, năn nỉ, cuối cùng Monarrez đã được toại nguyện: được nhận một cái bao đựng mấy khúc xương trắng hếu nằm lộn xộn. Bà sẽ chẳng bao giờ biết được rằng đó có phải là con mình hay không. Nhưng ít ra thì bà vẫn có thể đem đống xương đi thiêu, giữ lại một ít tro tàn và tin rằng đó là phần còn lại của con bà. Không biết bao nhiêu bà mẹ mất con khác chỉ ao ước được như bà.

Cảnh sát đã làm gì trước những cái chết hàng loạt hãi hùng như thế? Hầu như chẳng làm gì cả. Thật ra cũng có nhiều nghi can bị bắt nhưng suốt 13 năm qua, cảnh sát Juarez chẳng có một đột phá nào. Chính quyền cấp quốc gia thừa


Người ta chỉ còn biết dựng lên những cây thánh giá để tưởng niệm các cô gái trẻ

nhận là các lãnh đạo Juarez đã vô trách nhiệm trước người dân. Liên Hiệp Quốc thì cho rằng nhà chức trách ở Juarez đã ăn hối lộ để cố tình nhắm mắt làm ngơ. Người dân nghĩ gì? Họ cho rằng cảnh sát là thủ phạm hay ít nhất cũng đồng lõa với những kẻ ác ôn nên các vụ cưỡng hiếp, tra tấn, giết người trắng trợn như thế này mới nằm mãi trong bóng tối.

Tuyệt vọng

Thật ra cũng đã có những dấu hiệu khả quan mới. Hồi năm ngoái, một đoàn các chuyên gia khám nghiệm pháp y dày dạn kinh nghiệm từ Argentina đã đến Juarez, khai quật các ngôi mộ tập thể với hàng loạt xác chết của các cô gái trẻ nằm lẫn lộn để xác định tung tích của từng cô và tìm kiếm các dấu vết còn lại. Chính quyền trung ương cũng tỏ ra mạnh tay hơn, bổ nhiệm một công tố viên trưởng mới tại Juarez và lập ra các dự án dài hơi như đào tạo cảnh sát chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, một khi gần 400 linh hồn các cô gái trẻ vẫn còn đang vất vưởng khắp nơi mà những kẻ thủ ác thì vẫn nhởn nhơ phè phỡn thì lòng tin của người dân vào chính quyền


Juarez là một thị trấn sầm uất - Ảnh: Maps of Mexic

vẫn chỉ là con số 0. Geeyamina là một người dân như thế. Cô hoàn toàn bất lực trước cái chết đau đớn của cô em gái trẻ. Cô chỉ biết trút nỗi tức giận cảnh sát tột độ của mình lên các... cột điện. Kể từ ngày em cô biến mất, cô đã vẽ hàng trăm cái thánh giá lên các cột điện trong khắp thị trấn. "Tôi sẽ tiếp tục cho đến khi nào cảnh sát nói với tôi rằng họ sẽ bắt đầu điều tra nghiêm túc về những cái chết như thế này để chấm dứt nỗi ám ảnh kinh hoàng trong chúng tôi". Quyết tâm là thế, dứt khoát là thế nhưng Geeyamina đã đi vẽ thánh giá như thế nào? "Nhiều lúc xe buýt dừng cách nhà tôi một đoạn. Và tôi phải chạy". Geeyamina cũng là một cô gái trẻ và ở cái thị trấn Juarez này, điều đó có nghĩa là cô cũng có thể bị bắt cóc vào bất kỳ lúc nào...

Kiều Oanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.