Làng chài Nghĩa An sau cơn đại nạn

28/05/2006 22:33 GMT+7

Chương trình xóa nhà ở tạm bợ cho gia đình các ngư dân tử nạn Bạn đọc đã đóng góp 1.690.525.900 đồng giúp gia đình những người bị nạn Đêm. Gió biển thổi phập phù căn nhà tuềnh toàng của ngư dân xấu số Võ Hút. Hơn 10 ngày sau cơn bão dữ, anh và 22 bạn chài khác ở thôn Tân An, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa trở về. Nơi làng chài nghèo khó này, dường như cơn bão dữ vẫn chưa tan...

Những cảnh đời se thắt

Đã mấy đêm rồi, bốn mẹ con chị Đỗ Thị Mỹ thức trắng, trằn trọc ngóng tin từ khơi xa. Nhiều người đã quay về nhưng chồng chị, anh Võ Hút, vẫn bặt vô âm tín. Chị Mỹ lê từng bước về hướng chiếc bàn vừa được đặt vội vã trước hiên nhà. Thắp xong một nén nhang, chị lẳng lặng đi vào bên trong. Thẫn thờ ngồi trên nền đất, chị buồn bã nói: "Ảnh đi biển từ thời niên thiếu. Cưới vợ xong cũng theo nghề từ đó đến nay. Chuyến đi vừa rồi, ảnh ra khơi từ đầu tháng 3 âm lịch. Nhiều lần ảnh nói: Giờ chuyển nghề cũng không biết làm chi. Anh cố bám biển, hy vọng kiếm được chút tiền dựng nhà cho em và con. Lần điện về nhà hôm trước, ảnh nói đánh được nhiều cá lắm. Về đất liền sẽ thuê thợ sửa sang lại nhà. Nhưng rồi...". Chị Mỹ lại khóc...

Anh Hút biệt tích để lại 3 con nhỏ. Chị Mỹ đang bị u nang buồng trứng. Bác sĩ bảo cần phải mổ


Anh Võ Hút ra đi để lại vợ và 3 con nhỏ sống trong ngôi nhà tạm bợ - Ảnh: Đ.P

nhưng giờ đây, với người phụ nữ bất hạnh này, điều ấy dường như không thể. Căn nhà xập xệ của chị Mỹ từng bị sập trong mùa mưa bão vừa qua. Ba cháu nhỏ cứ đòi gặp bố. Mỗi lần như thế, mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc.

Khi chúng tôi đến gặp, chị Võ Thị Vương (vợ của anh Võ Niềm) đã đưa đứa con gái đầu của mình là Võ Thị Diễm (13 tuổi) nhập viện cấp cứu. Nhiều năm qua, cháu Diễm bị tim bẩm sinh. Nghe tin bố mất tích, cháu Diễm bất tỉnh triền miên. Ngoài cậy nhờ vào chồng, chị Vương làm nghề thu mua phế liệu. Lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm, chị vẫn không thể chu toàn cho 5 đứa con gái của mình. Phần vì bệnh tật hiểm nghèo, phần vì phải thay bố mẹ chăm lo các em nhỏ, cháu Diễm mới học đến lớp 6 nay đành bỏ nửa chừng. Với chị Vương, khó khăn chồng chất trong những tháng ngày phía trước. Tuy đã có 5 con, nhưng vợ chồng chị Vương đến nay vẫn không có nhà riêng để ở. Những ngày anh Niềm đi biển, chị Vương và các con thường về nhà nội, ngoại tá túc.

Chồng chất nỗi đau

Mới sáng sớm, ông Võ Giả đi về phía động cát sau nhà. Ông loay hoay đắp một ụ cát rồi nhìn chằm chằm vào nó. Sự ra đi của cậu con trai đầu lòng Võ Sông (21 tuổi) khiến ông bấn loạn. Vợ ông, bà Lê Thị Mè cho biết, ông Giả vốn bị bệnh thần kinh, không làm được việc gì. Gia đình có 8 người, tất cả đều dựa vào sức lao động của anh Sông. Ngày qua ngày, mọi người sống trong tuyệt vọng. Tôi hỏi về cuộc sống sắp tới, bà Mè xót xa: "Nhà cửa thì xập xệ. Nắng mưa đều không có chỗ trú thân. Cơ sự đã vầy thì chỉ còn biết sống cho qua ngày đoạn tháng".

Còn ông Võ Sáu (59 tuổi), mù cả hai mắt, không thể lập được bàn thờ cho người con trai duy nhất là Võ Quang Vinh (20 tuổi) của mình đã bị nạn trong cơn bão. Ông Sáu còn mất thêm 5 người cháu ruột. Trong nhà ông hiện chẳng có vật dụng gì đáng giá ngoài 2 tấm Huy chương kháng chiến hạng nhất và hạng nhì mà Nhà nước đã tặng thưởng cho ông và bà vợ Bùi Thị Yên (60 tuổi).

Đi bạn trên tàu ông Võ Hữu Anh, anh Võ Dũng đến nay cũng không về. Tàu ông Anh cùng 8 ngư dân đã bị mất tích từ ngày 17.5. Trước khi đi chuyến biển tang tóc, anh Dũng chạy đi mượn hàng xóm 1 triệu đồng để dành cho bố mẹ già sống qua ngày chờ lúc trở về sẽ trả. Mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng, chị Đỗ Thị Ánh Tuyết, vợ anh Dũng đã không may bị sẩy thai. Nỗi đau khiến chị bất tỉnh nằm liệt giường suốt những ngày qua.

Hầu hết gia cảnh các thuyền viên mất tích trong thảm họa Chanchu ở xã Nghĩa An đều rất thương tâm. Nhiều gia đình sống lay lắt qua ngày trong cảnh nhà cửa tạm bợ, đối diện với muôn ngàn khó khăn. Nghĩa An là xã có gần 100% số dân sống bằng nghề đi biển. Dù đã nỗ lực vượt khó, toàn xã vẫn còn hơn 450 hộ nghèo.

...Đêm về khuya. Đèn dầu vẫn còn le lói trong những ngôi nhà vắng lặng khắp các ngõ hẻm ở xóm chài. Nơi này, nước mắt vẫn cứ tuôn rơi trong nỗi niềm tuyệt vọng.

Đình Phú

Chương trình xóa nhà ở tạm bợ cho gia đình các ngư dân bị nạn

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, ngoài những việc làm thiết thực khác, Báo Thanh Niên sẽ thực hiện Chương trình xóa nhà ở tạm bợ cho gia đình các ngư dân bị nạn trong bão Chanchu ở các tỉnh miền Trung, nhằm phần nào chia sẻ mất mát đau thương và giúp họ từng bước ổn định cuộc sống lâu dài. Báo Thanh Niên ghi nhận và chân thành cám ơn sự chung sức ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và bạn đọc khắp nơi trong cả nước.

Những tấm lòng vàng

Bạn đọc đã đóng góp 1.690.525.900 đồng giúp gia đình những người bị nạn

Tính đến 17h hôm qua 28/5, bạn đọc Thanh Niên đã góp 1.690.525.900 đồng giúp gia đình các ngư dân miền Trung gặp thảm nạn do cơn bão Chanchu. Dưới đây danh sách bạn đọc giúp đỡ gia đình các nạn nhân (tiếp theo):

Công ty TNHH DV Vận tải Sông Đào (343/13A1 Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình, TP.HCM): 12.000.000đ; Anh Duy (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 500.000đ; ông Nguyễn Hữu Bảo Khang (327 Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM): 220.000đ; anh Tuấn Dũng (892I Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM): 100.000đ; cô Nguyễn Ngọc Bông (32/76D Cao Bá Nhạ, Q.1, TP.HCM): 100.000đ; cháu Lê Huỳnh Đức, 12 tuổi (159 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM): 1.000.000đ; tập thể bác sĩ và nhân viên Trung tâm Nha khoa Vạn Hạnh (159 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM và 207 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM): 20.000.000đ; bà Ngô Thị Ánh Nga (121 đường 45, P.5, Q.4, TP.HCM): 200.000đ; anh Nguyễn Chí Thanh (449 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM): 200.000đ; anh Nguyễn Thế Thiên Bửu: 100.000đ; bà Nguyễn Thị Xuân Lăng (pháp danh Nguyễn Nghiêm): 200.000đ; bà Phạm Thị Bích Ngọc: 100.000đ; bác Diệu Thư & 2 cháu Tuấn - Tú (Q.1, TP.HCM): 100.000đ; gia đình HTLH (310 lô I, chung cư Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM): 1.000.000đ; anh Nguyên (Q.3, TP.HCM): 100.000đ; ông Bùi Văn Tạo (Q.7, TP.HCM): 100.000đ; cơ sở áo mưa Đức Thành (391/142 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM): 1.000.000đ; I.G.INT' L Trading LTM (72 Lê Lợi, lầu 4, Q.1, TP.HCM): 5.000.000đ; cô Nguyễn Thị Tú Anh (742/3 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 500.000đ; cô Đỗ Thị Thu Hà (328 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM): 100.000đ; Công ty TNHH Tân Minh Ngọc (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 3.000.000đ; cô Trần Minh Phương - Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM: 100.000đ; một bạn đọc (C4 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 300.000đ; bác Dương Văn Bích (65A Trần Đình Xu, Q.1,TP.HCM): 200.000đ; một bạn đọc (Q.1, TP.HCM): 300.000đ; anh Phùng Vỹ Hiền (86/2 Trần Hưng Đạo, P.7, Q.5, TP.HCM): 1.800.000đ; anh Nguyễn Viết Minh Đức (Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 200.000đ; anh Quang Phúc (Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM): 300.000đ; cô Lê Thị Cẩm Vân - Trần Đại Đăng Khoa - Trần Lê Đoan Trang (135 lô L, cư xá Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 400.000đ; ông Văn Thịnh Phát (72 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM): 150.000đ; ông Diệp Chí Cường - bà Huỳnh Thị Diễm Huyền - anh Huỳnh Quang Hùng (702 Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM): 300.000đ; cô Phạm Thị Yến Mai (35 Cô Bắc, Q.1, TP.HCM): 100.000đ; DNTN Thế Tài (81 - 83 Nguyễn Hữu Cầu, Q.1, TP.HCM): 2.000.000đ; (còn tiếp)

Ban CTBĐ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.