Mứt gừng quê

21/01/2014 09:12 GMT+7

Năm nào mẹ cũng trồng ít luống gừng để làm bánh mứt đãi khách ngày xuân. Ngoài hương vị sưởi ấm những ngày se lạnh, mứt gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cân bằng chế độ ăn uống trong ba ngày Tết.

Năm nào mẹ cũng trồng ít luống gừng để làm bánh mứt đãi khách ngày xuân. Ngoài hương vị sưởi ấm những ngày se lạnh, mứt gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cân bằng chế độ ăn uống trong ba ngày Tết.

>> Mứt gừng ấp ôm hương Tết
>> Rưng rưng nhớ mứt dừa quê

Để có đĩa mứt gừng thơm ngon như ý, theo mẹ phải trồng gừng từ năm trước, gừng đúng tuổi, mẹ nhổ và đem rửa thật sạch, gọt bỏ lớp màng bao phủ bên ngoài. Làm mứt gừng “đúng bài” phải để nguyên củ. Mẹ nói làm cách này gừng mới giữ được độ cay đậm đà. Rửa sạch, đem luộc sơ qua nước sôi, củ gừng chuyển màu thì vớt ra để ráo. Gừng làm mứt không nên luộc chín quá sẽ bị mất chất và miếng mứt sẽ bớt ngon. Để cho củ gừng không bị sậm, trước khi luộc nên ngâm vài phút với nước vo gạo có vắt chút nước chanh.

Mứt gừng quê
Mỗi buổi sáng sớm ngày xuân, được thưởng thức mứt gừng, uống ly trà ấm, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất của năm mới thì còn gì bằng... - Ảnh: Ngô Mã Thiên

Luộc xong đến khâu rim gừng. Theo mẹ tôi, rim gừng phải chuẩn bị nguyên liệu theo đúng tỷ lệ: 1 kg gừng và 1 kg đường cho vào chảo lớn, đảo đều trên bếp lửa than liu riu đến khi đường bám vào từng củ gừng, đường khô và củ gừng trắng tinh thì nhấc chảo xuống. Mứt gừng nguội, mẹ lấy cái thẩu thủy tinh thật to, bên trong có lót giấy báo, cho gừng vào và đậy kín nắp, như vậy mứt gừng sẽ để được lâu ngày và không bị lồng gió.

Mỗi buổi sáng sớm ngày xuân, được thưởng thức mứt gừng, uống ly trà ấm, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất của năm mới thì còn gì bằng...

Ngô Mã Thiên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.