VCCI công bố khảo sát 2014: 32% doanh nghiệp 'bôi trơn' ngành thuế

12/08/2015 05:56 GMT+7

Khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2014 do VCCI lần đầu công bố ngày hôm qua (11.8) cho thấy vẫn còn 50% doanh nghiệp gặp phiền hà và 32% phải 'bôi trơn' khi làm thủ tục thuế…

Khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2014 do VCCI lần đầu công bố ngày hôm qua (11.8) cho thấy vẫn còn 50% doanh nghiệp gặp phiền hà và 32% phải “bôi trơn” khi làm thủ tục thuế…

VCCI công bố khảo sát 2014:  32% doanh nghiệp 'bôi trơn' ngành thuế Thủ tục thuế vẫn còn phiền hà, doanh nghiệp vẫn phải chi tiền để bôi trơn - Ảnh: Ngọc Thắng

Điều đáng nói, theo Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) Đậu Anh Tuấn, cuộc khảo sát được thực hiện với khoảng 10.000 doanh nghiệp (DN) nhưng chỉ có 2.500 DN phản hồi.
Phiền hà lớn nhất là đăng ký thuế
6 bộ kết nối cổng thông tin điện tử hải quan    
Hôm qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức đối thoại trực tuyến về “Cải cách năng lực cạnh tranh, nhìn từ ngành hải quan”. Tại cuộc đối thoại, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết hiện nay tổng cục đã rà soát 9/19 luật, 19/54 nghị định 126/186 văn bản... để tranh luận với các bộ, ngành nhằm chỉ ra văn bản nào cần sửa. Nhiều bộ ngành đã sửa đổi văn bản của họ, đã có 6 bộ kết nối với cổng thông tin điện tử hải quan, cuối năm nay sẽ có thêm 3 bộ nữa. Nếu các bộ, ngành tích cực hoạt động cải cách thủ tục sẽ là yếu tố chính giúp thuận lợi hóa, rút ngắn thủ tục hải quan.
Mạnh Quân
Theo kết quả khảo sát, gần một nửa các DN tham gia khảo sát cho biết từng gặp phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính thuế. Trong đó, hai nhóm thủ tục mà DN gặp phiền hà lớn nhất là đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế (32%) và khai thuế (28%).
Vẫn có tới 32% các DN phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế. Trong đó khu vực DN nhà nước chỉ có khoảng 19% DN nhưng khu vực tư nhân tới 33%, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên tới 41%. Có tới 32% DN không khiếu nại vì lo ngại về những rủi ro trong quan hệ sau này và 31% ngại tốn kém nên chọn giải pháp “im lặng”.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá công cuộc cải cách thủ tục thuế đang thực sự lột xác, có nhiều tích cực. Trong đó, 53% DN đồng ý cho rằng công chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực; 52% DN khảo sát đánh giá tốt về chuyên môn, nghiệp vụ...
Thờ ơ vì “không được tiếp thu” ?
Nhận xét về con số chỉ có 2.500/10.000 DN phản hồi, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho biết bà cảm thấy buồn vì DN là trung tâm cuộc cải cách gắn trực tiếp lợi ích nhưng nhiều đơn vị thờ ơ. Bà kể có tham gia một số Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 của Thủ tướng về cải cách thủ tục, nhưng gần như hội nghị nào các chuyên gia phát biểu thì phía dưới DN bỏ về gần hết và đặt câu hỏi: “Cải cách cho DN mà tại sao DN lại không mặn mà như vậy?”.
“Tại sao DN thờ ơ, vì họ nói nhiều rồi mà không được tiếp thu. Năm nào tôi cũng thấy đối thoại hải quan, thuế với DN nhưng kết quả thu lại chẳng được bao nhiêu”, chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn đặt vấn đề và đề nghị giải thích tại sao chỉ trong thời gian ngắn ngành thuế “hô hào” cắt được 420 giờ làm thủ tục xuống chỉ còn 117 giờ.
Đáp lại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn giải thích: kinh nghiệm quốc tế cho thấy số lần và tần suất khai thuế quyết định thời gian làm thủ tục thuế. Trước kia, các DN phải khai 12 lần/năm trong khi ở các nước chỉ phải khai 2 - 3 lần/năm. Nay rút ngắn thời gian kê khai, nên cắt giảm được số giờ tuân thủ thuế. Trước kia khai thuế rất thủ công, nộp thuế phải xếp hàng, nhanh nhất cũng mất nửa ngày. Bây giờ ứng dụng công nghệ thông tin qua mạng cả kê khai, nộp thuế... nên mới giảm được.
Thanh tra “bệnh nghề nghiệp”
Liên quan đến kết quả khảo sát là các DN càng có quy mô lớn càng bị thanh, kiểm tra nhiều, theo ông Tuấn nguyên nhân do “tư duy truyền thống” của cán bộ thuế, phần lớn vẫn mang nặng tâm lý sợ đi thanh tra mà không ra kết quả. “Thanh tra vẫn mắc bệnh nghề nghiệp, giao rồi mà không ra được kết quả dường như sợ không hoàn thành được nhiệm vụ. Do đó cứ chọn các DN lớn, dịch vụ nhiều, phát sinh nhiều giao dịch mới có khả năng thu được”, ông Tuấn nói. Tuy nhiên, theo ông hiện nay ngành thuế chuyển sang phương thức quản lý rủi ro, đánh giá cơ sở dữ liệu 530.000 DN. Trên cơ sở đó xác định theo quy định của pháp luật, loại nào rủi ro và chỉ được thanh tra 20% số lượng.
Để giảm phí bôi trơn, theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, phải giảm tiếp xúc với cơ quan và người nộp thuế. Càng khai, nộp thuế qua mạng càng tốt. Thanh tra, kiểm tra phải khách quan, không chủ quan áp đặt lên DN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.