Thành viên hội đồng quản trị: Thị trường nhân lực mới

26/01/2015 05:22 GMT+7

Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty (QTCT), các công ty cổ phần niêm yết phải đảm bảo 1/3 số thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập. Bên cạnh đó, theo điều 134 của luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có hiệu lực vào tháng 7.2015, công ty cổ phần (CTCP) có thể chọn mô hình không có ban kiểm soát, nhưng phải có tối thiểu 20% thành viên độc lập và có ban kiểm toán nội bộ.

Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty (QTCT), các công ty cổ phần niêm yết phải đảm bảo 1/3 số thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập. Bên cạnh đó, theo điều 134 của luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ có hiệu lực vào tháng 7.2015, công ty cổ phần (CTCP) có thể chọn mô hình không có ban kiểm soát, nhưng phải có tối thiểu 20% thành viên độc lập và có ban kiểm toán nội bộ.

Thành viên hội đồng quản trị: Thị trường nhân lực mớiBỏ phiếu bầu hội đồng quản trị ở một doanh nghiệp VN - Ảnh: D.Đ.M
Nhu cầu và thách thức
Tuy nhiên, trong đại hội thường niên các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2014, đại diện các doanh nghiệp (DN) đều đồng thuận với ý kiến cho rằng chưa kiếm được thành viên độc lập phù hợp. Trong khi đó, theo nghiên cứu thẻ điểm QTCT 2012 của Công ty tài chính quốc tế (IFC), số thành viên HĐQT bình quân của các công ty niêm yết là 6,12. Như vậy, để đạt yêu cầu của Thông tư 121, mỗi DN thuộc nhóm này cần ít nhất 2 thành viên độc lập. Với hơn 650 công ty niêm yết, thị trường lao động cần hơn 1.300 thành viên HĐQT độc lập, và nếu các CTCP muốn áp dụng mô hình không có ban kiểm soát thì số lượng càng lớn hơn.
Hiện nay, hồ sơ thành viên HĐQT của hầu hết các công ty niêm yết tại VN đều rất ấn tượng với nhiều kinh nghiệm và bằng cấp. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là nhiều người trong số này vừa đảm đương vai trò thành viên HĐQT, vừa tham gia điều hành công ty khác. Thực tế này có thể dẫn đến sự nhập nhằng giữa QTCT và điều hành doanh nghiệp, ẩn chứa khả năng mâu thuẫn và kìm hãm sự phát triển của tổ chức.
Thành viên đa dạng
Ở một số nước, thành viên độc lập đến từ các trường và viện nghiên cứu với nhiều chuyên ngành khác nhau. Theo nghiên cứu về QTCT do một nhóm giáo sư của các trường đại học Mỹ thực hiện trên sàn Standard & Poor’s 1500 (Mỹ) giai đoạn 1998 - 2011, khoảng 40% doanh nghiệp trong Standard & Poor’s 1500 có ít nhất một thành viên HĐQT là giảng viên từ các trường đại học.
Nghiên cứu cũng cho thấy doanh nghiệp có các thành viên HĐQT độc lập từ giới học thuật cũng có thành quả tốt. Các thành viên độc lập đóng vai trò quan trọng trong chức năng giám sát và cố vấn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp này có nhiều bằng sáng chế, cổ phiếu giá cao, có ít sai phạm báo cáo... Cách thức này cũng đẩy mạnh liên kết trường viện và doanh nghiệp để đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp.
Đây cũng là kinh nghiệm mà các doanh nghiệp VN có thể tham khảo.
Tiếng nói của các cổ đông nhỏ
Vai trò của thành viên HĐQT độc lập thể hiện qua những quyết định khách quan và độc lập như phản biện chiến lược, chính sách thù lao đãi ngộ, quản lý rủi ro, các vấn đề tài chính, công nghệ. Thành viên HĐQT độc lập còn mang đến tiếng nói của cổ đông nhỏ, những quan điểm về môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Thành viên độc lập có thể mang theo các tri thức công nghệ chuyên ngành và định hướng nghiên cứu và phát triển cho tổ chức. Theo thông lệ quốc tế, để đảm bảo tính khách quan cho các quyết định của HĐQT, các tiểu ban HĐQT như chiến lược, quản lý rủi ro, nhân sự và đãi ngộ, kiểm toán thường do các thành viên độc lập chủ trì. Những nỗ lực này sẽ giúp thị trường tài chính phát triển minh bạch và công bằng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.