Rộng cửa cho nông sản Việt vào Hàn Quốc

23/05/2015 07:00 GMT+7

Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do VN - Hàn Quốc - Nội dung cam kết - Tác động tới doanh nghiệp VN”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TP.HCM phối hợp Bộ Công thương và Bộ Tài chính tổ chức tại TP.HCM ngày 22.5.

Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do VN - Hàn Quốc - Nội dung cam kết - Tác động tới doanh nghiệp VN”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TP.HCM phối hợp Bộ Công thương và Bộ Tài chính tổ chức tại TP.HCM ngày 22.5.

Nông sản VN có nhiều cơ hội vào Hàn Quốc nếu đáp ứng được các điều kiện khắt khe của thị trường này Nông sản VN có nhiều cơ hội vào Hàn Quốc nếu đáp ứng được các điều kiện khắt khe của thị trường này - Ảnh: D.Đ.Minh

Hiệp định thương mại tự do VN - Hàn Quốc (VKFTA) được chính thức ký kết ngày 5.5, trong 3 lĩnh vực: thương mại, dịch vụ và đầu tư, có hiệu lực từ 1.1.2016. Theo đó, Hàn Quốc (HQ) cam kết cắt giảm thuế cho 502 mặt hàng hóa trong 9 nhóm hàng từ VN, có tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm từ VN là 324 triệu USD. Đổi lại, VN cũng cam kết cắt giảm thuế 200 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trung bình mỗi năm từ HQ là 737 triệu USD.

Ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), nhận định một số mặt hàng VN có lợi thế sau VKFTA, chẳng hạn như tôm được HQ tăng hạn ngạch từ 10.000 tấn/năm lên 15.000 tấn/năm sau 5 năm, thuế suất bằng 0%. “Tỏi, gừng, mật ong, đậu đỏ... là những mặt hàng đang được HQ bảo hộ gắt gao với thuế suất nhập khẩu từ 241- 420%. Theo cam kết với VN, thuế nhập khẩu các mặt hàng này từ VN vào HQ sẽ giảm mỗi năm khoảng 20%. Điều này tạo lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng VN với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Người HQ tiêu dùng tỏi các loại với số lượng lớn, dùng trong các món ăn truyền thống như làm kim chi và hiện tại đa số được nhập từ Trung Quốc. Theo tôi được biết, riêng mặt hàng tỏi đen mà tại Lý Sơn chúng ta đã sản xuất được, giá bán tại thị trường HQ khoảng 200 USD/lạng”, bà Đào Thu Hương, Trưởng phòng Hội nhập Kinh tế quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), thông tin.

Thách thức không nhỏ

Dù vậy, nhiều chuyên gia thương mại cho rằng thách thức với VKFTA cũng không hề nhỏ. Bà Đào Thu Hương nhận xét: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN còn ở mức thấp, trong khi với doanh nghiệp HQ có thể nói là khá giỏi. Thứ nữa, các ngành công nghiệp phụ trợ của VN chưa phát triển nên VN chưa thể tận dụng được nhiều lợi thế từ hiệp định này như kỳ vọng”.

Với nông sản VN, ông Phạm Khắc Tuyên khuyến cáo: “VN đã thành công trong những thỏa thuận về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật (hàng rào kỹ thuật SPS), cam kết này nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vướng mắc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong tương lai phát sinh từ thương mại nông sản VN - HQ. Tuy nhiên, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài, từ 4-5 năm. Chẳng hạn, sau 5 năm, từ 2015 đến 2020, HQ mới cho phép nhập khẩu quả thanh long từ VN”. Bên cạnh đó, một số quy định trong luật Thực phẩm của HQ liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín như bánh đa nem, bánh tráng, bánh phở… hiện chưa rõ ràng, gây khó khăn cho hàng VN xuất vào thị trường này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.