Nông dân làm ăn lớn - Kỳ 3: 'Vua lúa' Sáu Đức nuôi bò

08/07/2015 06:04 GMT+7

Chuyển đồng lúa thành đồng cỏ để nuôi bò, đồng thời liên kết với những nông dân xung quanh để tạo nên chuỗi giá trị, là con đường mà ông 'vua lúa' Sáu Đức đang xây dựng ở huyện Tri Tôn (An Giang).

Chuyển đồng lúa thành đồng cỏ để nuôi bò, đồng thời liên kết với những nông dân xung quanh để tạo nên chuỗi giá trị, là con đường mà ông “vua lúa” Sáu Đức đang xây dựng ở huyện Tri Tôn (An Giang).

Ông Sáu Đức đang xây dựng chuỗi giá trị cho con bò Ông Sáu Đức đang xây dựng chuỗi giá trị cho con bò - Ảnh: Ngô Xuân

>> Nông dân làm ăn lớn - Kỳ 2: Liên kết trồng lúa Nhật
>> Nông dân làm ăn lớn: Trồng 900 ha thanh long

Ông Sáu Đức, tên thật là Nguyễn Lợi Đức, từng nổi tiếng một thời với việc dùng tia laser để làm phẳng mặt ruộng. Từ một người kinh doanh vật tư nông nghiệp, không phân biệt được cây nào là cây cỏ, cây nào là lúa nhưng đến nay ông Đức đã tích tụ ruộng đất hàng trăm héc ta, thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa giống chất lượng cao. Lúc cao điểm, công ty của ông có thể cung cấp cho thị trường 10.000 tấn lúa giống.

Trồng cỏ lời hơn lúa

Theo ông Sáu Đức, trong điều kiện hiện nay, nếu so sánh về thu nhập giữa cây cỏ và cây lúa trên cùng một đơn vị diện tích sẽ thấy sự khác biệt rất lớn. Giá cỏ 700 - 750 đồng/kg, năng suất bình quân mỗi năm khoảng 250 tấn/ha; tương đương thu nhập 170 - 180 triệu đồng. Còn nếu trồng lúa 3 vụ mỗi năm bán lúa hàng hóa chưa tới 100 triệu đồng mà chi phí đầu tư đã hơn 70 triệu đồng. Chưa kể trồng cỏ chỉ cần xuống giống một lần, thu hoạch hiệu quả trong 5 năm. Trong quá trình canh tác, có thể tận dụng phân bò bón lót, ít tốn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên nhẹ chi phí.

Tâm huyết với ruộng đồng, với cây lúa, vì thế ông Sáu Đức càng đau lòng hơn khi nhiều năm gần đây lúa gạo làm ra nhiều nhưng không tiêu thụ được, không có thương hiệu, xuất khẩu giá thấp... Ngành chăn nuôi cũng phụ thuộc vào nước ngoài rất lớn, người dân phải ăn thịt bò Úc, bò Mỹ ngày càng nhiều. Với việc VN đang tham gia các hiệp định thương mại mới thì nguy cơ con bò VN mất chỗ đứng ngày càng lớn. Vậy là ông tìm đường phát triển đàn bò địa phương theo chuỗi giá trị.

Để triển khai, ông Sáu Đức đang chuyển dần cánh đồng sản xuất lúa giống rộng 70 ha ở xã Vĩnh Gia (Tri Tôn) sang trang trại nuôi bò. Hiện nơi đây đã có đàn bò sinh sản trên 400 con và hơn 10 ha đồng cỏ cùng nhiều máy móc hiện đại phục vụ chăn nuôi. Theo kế hoạch, ông sẽ phát triển đàn bò lên khoảng 2.000 con, mở rộng đồng cỏ và dành khoảng 10 ha để trồng rừng phân tán tạo bóng mát.

Bên cạnh việc trồng cỏ, ông còn tìm hiểu thêm một số loại cây khác có thể phục vụ cho ngành chăn nuôi như bắp sáp. Loại bắp này khi hạt vừa vào sáp, có thể tận dụng cả thân cây và trái bắp làm thức ăn dinh dưỡng cho bò rất tốt. Sử dụng nguồn phụ phẩm như lúa lừng, lép xoay nhuyễn, trộn với cám dừa, bã đậu nành để bổ sung đạm cho bò; chế biến thức ăn tinh bổ sung vào nguồn thức ăn chính là cỏ và rơm rạ.

Về đầu ra, ông liên hệ với Vissan và công ty này sẵn sàng thu mua nếu bò đạt yêu cầu về chất lượng. Những yêu cầu cơ bản của đơn vị thu mua là bò phải là loại “hướng thịt” (các giống bò cho sản lượng thịt cao), chất lượng ổn định, sản lượng lớn. Để đáp ứng, ông Sáu Đức tìm mua những giống bò chất lượng cao như Brahman, Angus (còn gọi bò cọp), Droughtmaster và Charolais của Pháp để về nhân giống; xây dựng mối liên kết với bà con nông dân xung quanh. Theo đó, ông sẽ cung cấp bò giống, thức ăn, kỹ thuật cho nông dân. “Đến khi bò lớn tôi thu về cung cấp cho các đơn vị kinh doanh. Thu nhập từ con bò sẽ trừ đi phần giá thành con bò ban đầu và chi phí thức ăn, lợi nhuận còn lại sẽ chia theo hình thức 30 - 70, trong đó người dân hưởng phần hơn. Như vậy, cả hai bên đều có lời mà mình còn tạo đầu ra ổn định khi liên kết được với đơn vị thu mua”, ông hào hứng nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.