Nhập khẩu 'ngon ăn' hơn đầu tư

13/04/2015 07:32 GMT+7

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, quý 1/2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,837 tỉ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc cắt giảm thuế quan hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đang được cho là một trong những nguyên nhân khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN sụt giảm.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, quý 1/2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,837 tỉ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc cắt giảm thuế quan hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu theo lộ trình hội nhập đang được cho là một trong những nguyên nhân khiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN sụt giảm.

Nhập khẩu 'ngon ăn' hơn đầu tưToyota đang cân nhắc ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp ở VN - Ảnh: D.Đ.Minh
Chuyển sang dịch vụ
Mới đây, liên doanh Toyota đề cập đến khả năng ngừng hoạt động sản xuất, lắp ráp tại nhà máy VN, tiến hành nhập khẩu xe nguyên chiếc để hưởng lợi từ lộ trình cắt giảm thuế từ ASEAN. Theo lộ trình này, đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ còn 0%. Trước đó, vào năm 2008, Sony cũng đã đóng cửa nhà máy ở VN sau 18 năm hoạt động thông qua liên doanh Vietronics Tân Bình. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra mổ xẻ trường hợp của Sony vào thời điểm đó, nhưng lý do được nói tới nhiều nhất chính là khi VN gia nhập WTO, các chính sách bảo hộ bằng việc đánh thuế cao vào các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc phải dỡ bỏ nên những nhà đầu tư như Sony thay đổi kế hoạch.
Vốn FDI giảm gần một nửa
Vốn FDI của Nhật Bản vào VN đã chững lại sau nhiều năm tăng mạnh. Vốn từ Nhật Bản vào VN quý 1 vừa qua đạt 294 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ.
Trường hợp của Toyota hiện nay cũng không khác gì so với Sony 7 năm trước. Tại VN, do dung lượng thị trường thấp và thường xuyên “mắc kẹt” trong tình trạng liên tục thiếu nguồn cung nội địa hóa, nên các nhà đầu tư thiên về lắp ráp như Toyota sẽ gặp khó khăn khi mặt bằng thuế suất giảm xuống 0%. Khi thuế suất nhập khẩu giảm sâu, hàng nước ngoài ùa vào và rất có khả năng những doanh nghiệp lắp ráp sẽ hụt chân.
Theo Hiệp định đối tác kinh tế VN - Nhật Bản, kể từ ngày 1.4.2015, hơn 3.200 dòng thuế nhập khẩu từ Nhật Bản vào VN có mức thuế suất 0% như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược… Từ 2015 đến 2019, cũng sẽ có nhiều mặt hàng từ Nhật vào VN được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu về 0%. Bộ Tài chính cũng vừa ban hành Thông tư số 44 sửa đối mức thuế trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) giai đoạn 2015 - 2018, thực hiện từ 30.3.2015 cũng có thuế suất 0%. Rồi hàng hóa từ các nước ASEAN vào VN cũng có thuế suất 0% theo lộ trình xóa bỏ rào cản thương mại, thành lập một cơ sở sản xuất chung, một thị trường đồng nhất.
Với lộ trình này, chắc chắn không chỉ Sony hay Toyota thay đổi chiến lược đầu tư dài hạn ở VN mà còn nhiều lĩnh vực khác cũng tính đến đón đầu cơ hội giảm thuế bằng cách chuyển hướng làm dịch vụ.
Nhập khẩu "ngon ăn" hơn ?
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc Toyota dự định rút khỏi VN đã được dự báo từ lâu, vì giảm thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống bằng 0%, nhập khẩu có lợi hơn sản xuất. “Đây là bài học cho VN. Đối với những lĩnh vực khác, với khả năng nội địa hóa thấp và môi trường đầu tư VN kém cải thiện, thì viễn cảnh các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chiến lược giống Toyota rất có khả năng xảy ra”, TS Doanh nhận xét.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, doanh nghiệp FDI cũng giống bất kỳ doanh nghiệp nào khác là đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Xu hướng hiện nay là lĩnh vực dịch vụ thu lợi nhuận cao hơn sản xuất, nên các nhà đầu tư sẽ hướng vào hoạt động nào mang lại lợi nhuận tốt hơn. TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc các nhà đầu tư nước ngoài có dời nhà máy khỏi VN hay không phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của nước ta. Khi hàng rào thuế quan hoàn toàn dỡ bỏ, với điều kiện cơ sở hạ tầng, nhà máy sẵn có và công nghiệp phụ trợ tốt của Thái Lan, cộng với khoảng cách vận chuyển không quá xa, thì nhà đầu tư có thể chuyển nhà máy tới Thái để sản xuất và nhập khẩu trở lại vào VN.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành chỉ ra rằng, nhiều năm qua VN áp dụng chính sách bảo hộ cho các nhà đầu tư nước ngoài lắp ráp ô tô ở VN khi áp thuế xe nhập khẩu nguyên chiếc rất cao. Các nhà đầu tư FDI như Sony, Toyota sau thời gian dài khai thác lợi thế này đã thay đổi kế hoạch do VN buộc phải mở cửa. “Thị trường lúc này đã phẳng hơn, không còn lợi thế đặc biệt cho những doanh nghiệp FDI lắp ráp, không còn hưởng lợi gì nên họ rút lui. Những mặt hàng khác, nếu chi phí sản xuất nước ngoài thấp hơn sản xuất ở VN thì chắc chắn doanh nghiệp FDI sẽ chuyển hướng nhập khẩu”, ông Thành phân tích. Nguy cơ của nền kinh tế VN lúc này là hàng hóa nước ngoài tràn vào, doanh nghiệp trong nước mất thị trường vì không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ, chất lượng cao. “Kinh tế là phải cạnh tranh. Hoàn cảnh bắt buộc VN phải nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường để doanh nghiệp hoạt động ít tốn kém chi phí nhất để hàng VN có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài. Không làm được điều đó, hàng hóa VN sẽ bị tiêu diệt”, ông Thành nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.