Hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp VN còn hạn chế

28/01/2015 21:05 GMT+7

(TNO) Nhiều doanh nghiệp VN còn "lơ mơ" về luật pháp của VN chứ chưa nói đến những quy định tại các quốc gia khi làm hàng xuất khẩu, nhận định này được nhiều cơ quan quản lý đưa ra tại tọa đàm Doanh nhân và báo chí hướng tới cộng đồng ASEAN được tổ chức tại TP.HCM hôm nay.

(TNO) Nhiều doanh nghiệp VN còn "lơ mơ" về luật pháp của VN chứ chưa nói đến những quy định tại các quốc gia khi làm hàng xuất khẩu, nhận định này được nhiều cơ quan quản lý đưa ra tại tọa đàm "Doanh nhân và báo chí hướng tới cộng đồng ASEAN" được tổ chức tại TP.HCM hôm nay.

Chứng nhận an toàn đối với mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, một trong những hàng rào thuế quan đang được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp trong nước - Ảnh minh họa: Diệp Đức Minh

Ngày 28.1 đã diễn ra tọa đàm “Doanh nhân và báo chí hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Công tác phía Nam Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo VN và Câu lạc bộ Doanh nhân ASEAN tổ chức tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng phòng Phòng thuế Xuất nhập khẩu Cục Hải quan TP.HCM cho rằng dưới tiêu chí bảo vệ doanh nghiệp (DN) nội địa, hàng rào thuế quan của VN đang dựng cho một số mặt hàng cần xem xét lại.

“Nếu đã gọi là bảo hộ, hàng rào thuế quan nên chọn những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn để hưởng lợi chứ sao lại chọn những mặt hàng như đường, sữa, muối để bảo hộ”, ông Toản nói, và kiến nghị Bộ Công thương nên xem xét lại  4 nhóm hàng bảo hộ này.

Thực tế, cam kết của VN là loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và đến năm 2018, cam kết của VN là giảm toàn bộ thuế nhập khẩu về 0%. Hiện VN đang có một vài hàng rào nhỏ cuối cùng như giấy phép kinh doanh, nhập khẩu điện thoại phải công bố hợp quy, nhập khẩu thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm… Những hàng rào đó hết sức thường trực và chúng ta đang áp dụng trong bảo hộ chỉ chống bán phá giá với mặt hàng sắt thép và dầu ăn. Điều đó có nghĩa là chúng ta không tự tiện đặt ra những hàng rào thuế quan để khống chế hàng hóa nước ngoài và VN được, đó là vấn đề không dễ.
Đại diện cơ quan Hải quan cũng nhận định: "Hiểu biết về pháp luật VN của DN VN còn rất hạn chế". Chẳng hạn, hàng móc áo quần xuất xứ từ VN. Tuy nhiên, DN VN lại nhập thép làm móc từ Trung Quốc, về sơn lại và đưa sang Mỹ. Trong khi, mặt hàng này, Trung Quốc không được ưu đãi tại thị trường Mỹ. Mỹ đưa ra công cụ tự vệ, thuế chống bán phá giá để từ chối hàng của VN. Những vấn đề nhỏ này, nhiều DN làm hàng xuất khẩu không chú ý từ đầu, theo các cơ quan quản lý cho biết.
Tại hội thảo, đại diện Cục Hải quan TP.HCM cũng thông tin, hiện VN đang tham gia và có 8 bộ quy tắc xuất xứ, mỗi quy tắc xuất xứ đều có bộ ứng xử riêng mà nhiều DN không quan tâm hoặc không biết nên thường rơi vào 2 trường hợp: Sai nên bị cơ quan hải quan bác bỏ từ chối đối với hàng nhập khẩu và bị khách hàng đòi bồi thường hợp đồng đối với hàng xuất khẩu.

Một khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu Singapore công bố cho thấy, có đến 76% DN VN chưa chuẩn bị gì hoặc chưa nắm vững thông tin về cộng đồng ASEAN mà VN đã tham gia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.