Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vì sao dùng tàu Trung Quốc?

06/06/2015 15:29 GMT+7

(TNO) Theo tờ trình của Ban quản lý dự án đường sắt lên Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ mua 13 đoàn tàu loại B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng thép không gỉ. Nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd).

(TNO) Theo tờ trình của Ban quản lý dự án đường sắt lên Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ mua 13 đoàn tàu từ Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng thép không gỉ. Nhà sản xuất đoàn tàu là Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Beijing Rolling Stock Equipment Co., Ltd).

Theo Ban quản lý dự án đường sắt, việc quyết định sử dụng đoàn tàu của công ty này căn cứ trên văn bản tháng 12.2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc “chấp thuận nhà thầu phụ chế tạo đoàn tàu, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông”.
Duong-sat-Cat-Lin-Ha-DongPhối cảnh thiết kế ban đầu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: Ban quản lý dự án cung cấp
Lý giải cho việc tới cuối năm 2014 Bộ Giao thông - Vận tải mới có quyết định chấp thuận nhà thầu phụ Trung Quốc chế tạo đoàn tàu, trong khi dự án đã chính thức triển khai từ năm 2011, một lãnh đạo bộ này cho hay, dự án Cát Linh - Hà Đông là hợp đồng tổng thầu EPC (chìa khóa trao tay).
Cụ thể, theo hiệp định khung giữa hai Chính phủ năm 2008, phía Trung Quốc đồng ý cho vay khoản tín dụng ưu đãi 1,2 tỉ nhân dân tệ, để giải quyết một phần vốn cho dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Theo hiệp định vay, trang thiết bị, công nghệ đều phải sử dụng của Trung Quốc. “Phía chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải đưa ra số liệu đầu vào, tổng thầu thực hiện đấu thấu tìm nhà thầu phụ chế tạo đoàn tàu giữa các nhà thầu Trung Quốc. Bộ chỉ kiểm tra, thẩm định công nghệ của nhà thầu phụ có vấn đề gì không đạt chất lượng hay công nghệ đầu vào”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết.
Vị lãnh đạo này cũng cho rằng, Trung Quốc có công nghệ đường sắt phát triển, giao thoa với các nước tiên tiến. Về nguyên lý, tàu điện đòi hỏi độ an toàn, tự động cao, quan trọng là sử dụng vật liệu nào.
Trước đó, theo thiết kế cơ sở của dự án, thân tàu dùng thép chịu khí hậu. Tuy nhiên, Tổng thầu EPC cho rằng, hiện nay tại Trung Quốc và các nước trên thế giới không sản xuất thân tàu bằng thép chịu khí hậu mà dùng thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm (2 dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội và tuyến Bến Thành - Suối Tiên, tư vấn thiết kế đều đề xuất làm thân tàu bằng thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm). Dù bớt được chi phí 2,48 triệu USD xây dựng xưởng sơn, nhưng việc thay đổi vỏ tàu theo tổng thầu EPC so với dự toán ban đầu đã tăng thêm chi phí 3,19 triệu USD.
Phải công khai chất lượng, công nghệ đoàn tàu
Theo tiến sĩ Phạm Sanh, hệ thống tàu điện của Trung Quốc đang đuổi kịp nhiều nước phát triển trên thế giới. “Vấn đề là đoàn tàu tại tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ sử dụng công nghệ nào của Trung Quốc. Trong tờ trình mới chỉ nói về phương án thiết kế ngoại thất, nột thất nhưng không thấy phân tích kỹ về công nghệ B1 có ưu điểm gì so với các công nghệ khác của chính Trung Quốc cũng như trên thế giới”, ông Sanh nói
Chuyên gia này cho rằng, người dân có quyền được thông tin rộng rãi về công nghệ đoàn tàu, nhà chế tạo đã làm những đoạn tuyến nào, ở đâu, kinh nghiệm bảo trì và vận hành, mức độ an toàn ra sao. “Người dân có cơ sở để lo ngại chất lượng vì thiếu thông tin về công nghệ sẽ sử dụng cho đoàn tàu. Câu trả lời cho những thắc mắc này của người dân, Ban quản lý dự án và Bộ Giao thông Vận tải cần công khai rõ”, ông Sanh nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.