Dùng tiêu chí PCI chọn nhân sự cũng là cách chống chạy chức ?

18/04/2015 07:00 GMT+7

Tôi được biết, công tác đào tạo nhân sự cấp cao của Đảng hiện đã và đang tiến hành theo hướng luân chuyển về địa phương.

Tôi được biết, công tác đào tạo nhân sự cấp cao của Đảng hiện đã và đang tiến hành theo hướng luân chuyển về địa phương.

Cảng du thuyền Tuần Châu có chiều dài bến đậu 8 km, sâu 17 m, đón được 2.000 du thuyền. Nhờ có cơ chế thông thoáng trong đầu tư cảng, dự kiến hoàn thành trong tháng 5.2015, sớm được 6 năm so với kế hoạch (9 năm). Hiện cảng đã được công nhận là cảng du thuyền nhân tạo lớn nhất VN - Ảnh: Trần TuấnCảng du thuyền Tuần Châu có chiều dài bến đậu 8 km, sâu 17 m, đón được 2.000 du thuyền. Nhờ có cơ chế thông thoáng trong đầu tư cảng, dự kiến hoàn thành trong tháng 5.2015, sớm được 6 năm so với kế hoạch (9 năm). Hiện cảng đã được công nhận là cảng du thuyền nhân tạo lớn nhất VN - Ảnh: Trần Tuấn
Sau một vài năm để thử thách thực tiễn, số luân chuyển này được tính toán rút về phục vụ cho công tác quy hoạch. Điều này, theo tôi, cũng là một cách tốt, nó cũng đã bộc lộ cả ưu lẫn nhược điểm và gần đây chúng ta đã rút kinh nghiệm. Nhưng, theo tôi, cũng còn có những cách khác nữa, như là cách chọn nhân sự từ địa phương nào có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tích cực, vượt trội...
Theo báo cáo về PCI năm 2014 được công bố hôm 16.4 của Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với 66,87 điểm.
Xếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm). Xếp thứ 4 trong bảng là TP.HCM, địa phương tuy lớn nhất nước nhưng 10 năm qua họ mới đứng hạng 5 đầu tiên (62,73 điểm). Tỉnh Quảng Ninh, địa phương được đánh giá là "có chất lượng điều hành tốt nhất", đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng (62,16 điểm). Hai vị trí này chênh nhau 1/2 điểm.
Mọi người đều biết, kể từ tháng 4 này cả nước bắt đầu tiến hành Đại hội Đảng ở cấp cơ sở để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2016. Mới đây, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt vừa phát đi một thông điệp: Ngoài việc tập trung phòng chống tham nhũng vào lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính như mọi năm thì sẽ đặc biệt lưu tâm đến cả nguy cơ "tham nhũng trong lĩnh vực công tác cán bộ". Tôi nghĩ điều này rất đúng và cũng nên quan tâm nhiều hơn để hạn chế tiêu cực trong lựa chọn nhân sự cấp cao.
Cách đây 10 năm (2005), khi VCCI phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tại VN, trực tiếp là nhóm các nhà nghiên cứu thuộc dự án Sáng kiến cạnh tranh VN (USAID/VNCI), đã tìm cách lý giải việc một số địa phương này phát triển tốt hơn địa phương kia. Thời kỳ đó, có những địa phương nằm ở cuối bảng, họ phản ứng gay gắt và cho là cách làm này thiếu cơ sở khoa học, là chưa khách quan và tại sao lại mời cả tổ chức ngoài nước tham gia...
Tôi cho rằng, từ kết quả này, đối với cấp Chính phủ, báo cáo sẽ cung cấp những đánh giá khách quan về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, thành phố, giúp xác định các lĩnh vực cần ưu tiên cải cách...
Còn trong công tác tuyển chọn cán bộ, tôi nghĩ, Đảng và Nhà nước cũng nên tham khảo chỉ số PCI này như một cuộc sát hạch bằng thực tiễn mà lựa chọn nguồn nhân sự cao cấp có tài, được kiểm nghiệm bằng thực tiễn, bổ sung cho các cơ quan T.Ư mỗi dịp đại hội Đảng, bầu ra các thành viên của Chính phủ, Quốc hội và các ban, ngành. Đương nhiên, như tôi có nói, nó cũng chỉ là một kênh quan trọng chứ không phải là tất cả. Nó có thể lựa chọn qua hình thức thi cử công khai mà ở một vài bộ, địa phương đã làm khá tốt như Bộ GTVT, như tỉnh Quảng Ninh...
Thực tiễn cũng cho thấy, nhân sự ở một số địa phương duy trì ở "TOP rất tốt" của PCI hằng năm cũng đã được T.Ư "đưa vào tầm ngắm", bổ nhiệm vào nhiều vị trí quan trọng ở cấp bộ, ngành như lãnh đạo Đà Nẵng, Lào Cai... vài năm trước và gần đây, như Quảng Ninh trở thành một điểm sáng. Trong nhiệm kỳ Quốc hội và Chính phủ đương nhiệm này, có tới 3 bộ trưởng và tương đương đều nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai như một minh chứng thú vị cho sự tín nhiệm có được ở một tỉnh miền núi có PCI thuộc loại cao nhất nước suốt thời gian dài. Tại Quảng Ninh vài năm qua, môi trường đầu tư nơi đây đang trở nên hấp dẫn hơn kể từ sau năm 2012 khi lãnh đạo tỉnh đặc biệt làm tốt khâu quảng bá và mời gọi đầu tư. Chính vì vậy, chỉ số PCI của Quảng Ninh năm 2013 và 2014 đều đã nằm ở "TOP 5" (rất tốt) của cả nước, là 1 trong 2 tỉnh dẫn đầu miền Bắc vì tiến bộ đột biến.
Đối với khâu tuyển chọn cán bộ, có lẽ cũng nên đặc biệt quan tâm đến 1 trong 9 chỉ số đánh giá PCI, đó là chỉ số liên quan đến tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Theo tôi, nó là thước đo về tính sáng tạo và sự sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách của T.Ư cũng như trong việc đưa các sáng kiến áp dụng thành công ở địa phương mình. Do vậy không thể nói "tôi lãnh đạo tốt nhưng CPI của tôi thấp là vì... ABCD" được.
Qua đó, Đảng và Nhà nước cũng có thể căn cứ vào sự tiến bộ được thể hiện qua PCI trong vài ba năm cận kề để lựa chọn nhân sự cấp cao cho đại hội tới.
PCI của mỗi địa phương rõ ràng cũng là một kênh tham khảo quý báu khi đánh giá năng lực của người lãnh đạo, điều hành địa phương đó. Không có lý gì chúng ta không tận dụng để hỗ trợ công tác tạo nguồn cán bộ, bổ sung vào lực lượng lãnh đạo kế cận và qua đó ngăn chặn bớt tiêu cực trong chạy chức. Hy vọng, những suy nghĩ này sẽ góp một tiếng nói nhỏ nhoi cho công tác cán bộ của Đảng mà chúng ta đang chuẩn bị đại hội các cấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.