Cùng thành phố chống kẹt xe

03/09/2015 06:12 GMT+7

Tại TP.HCM hiện nay vào giờ cao điểm, ô tô nối đuôi nhau xếp hàng dài, cùng với xe gắn máy chen nhau lưu thông trên những tuyến trục chính. Tình trạng ùn ứ, kẹt xe đã ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân cũng như các hoạt động kinh tế xã hội.

Tại TP.HCM hiện nay vào giờ cao điểm, ô tô nối đuôi nhau xếp hàng dài, cùng với xe gắn máy chen nhau lưu thông trên những tuyến trục chính. Tình trạng ùn ứ, kẹt xe đã ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân cũng như các hoạt động kinh tế xã hội.
Cầu Kênh Tẻ nối Q.7 và Q.4 (TP.HCM) luôn đông đúc xe cộ, lưu thông khó khăn vào giờ cao điểm - Ảnh: Diệp Đức Minh
Cầu Kênh Tẻ nối Q.7 và Q.4 (TP.HCM) luôn đông đúc xe cộ, lưu thông khó khăn vào giờ cao điểm - Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TP, nguyên nhân kẹt xe là do số lượng phương tiện giao thông đã tăng quá cao, lên đến trên 7 triệu phương tiện xe cơ giới (ô tô, mô tô), chưa kể số lượng lớn xe biển số tỉnh, thành khác lưu thông tại TP. Đáng lo ngại hơn, bình quân mỗi ngày TP.HCM có thêm khoảng 1.000 xe gắn máy và 100 xe ô tô đăng ký mới, trong khi diện tích mặt đường tăng không đáng kể và thực tế lâu nay đã không đủ phục vụ cho số dân khoảng 10 triệu người.
Giải pháp ít tiền, cần làm sớm
Bàn về giải pháp tạm thời, ông Tường cho biết UBND TP đã yêu cầu Sở GTVT bố trí phân luồng, xử lý các điểm giao cắt bằng giải pháp kỹ thuật công trình cho phù hợp. Ban An toàn giao thông cũng đã đề nghị Công an TP, chủ tịch UBND quận huyện, thanh niên xung phong... tăng cường lực lượng ra đường điều tiết giao thông tại các điểm nóng thường xảy ra ùn tắc.
Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Sanh, một chuyên gia về giao thông, khi trao đổi với Thanh Niên đã rất chú ý đến những giải pháp ít tiền nhưng hiệu quả. Ông kiến nghị, để giải quyết vấn nạn kẹt xe hiện nay, UBND TP và Sở GTVT cần tổ chức điều tra, khảo sát, tính toán lưu lượng đi lại trên các trục đường trọng yếu, qua đó mới thấy được nguyên nhân và tìm ra giải pháp. “Ngành giao thông cần tổ chức lại giao thông tại các nút giao, mở rộng diện tích để thông thoáng hơn. Cần hạn chế đào nhiều lần trên một tuyến đường. Kiên quyết không để lấn chiếm lòng lề đường, nhất là những điểm nóng kẹt xe hiện nay để lấy lại diện tích cho giao thông. Đó là những giải pháp không lớn, không tốn nhiều tiền nhưng sẽ mang lại hiệu quả”, ông kiến nghị.
Bên cạnh đó, TS Sanh lưu ý TP cần nhanh chóng xây dựng các đô thị vệ tinh, khu dân cư mới để giãn dân. Kiên quyết không cho phụ huynh đứng đậu chờ xe dưới lòng đường, thay vào đó nhà trường, địa phương phải bố trí chỗ đậu xe cho phụ huynh. Trong những giờ cao điểm, Sở GTVT phải linh động cho xe hai bánh và ô tô lưu thông cùng làn trên một số tuyến đường phù hợp về diện tích. Một số tuyến đường có lề rộng, gần công viên, cần khoét lề để xe hai bánh lưu thông.
“Phải đẩy mạnh phát triển xe buýt, chú trọng hình thành những doanh nghiệp xe buýt lớn; quy hoạch lại luồng tuyến cho khoa học, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường nối tuyến; tổ chức đấu thầu tuyến và không trợ giá theo bao cấp nữa. Vì xe buýt là phương tiện không thể thiếu tại bất cứ đô thị nào, cho dù có metro”, TS nhấn mạnh.
Hàng nghìn phương tiện chen chúc trên đường Nguyễn Hữu Thọ, hướng từ Q.7 qua Q.4, Q.1Hàng nghìn phương tiện chen chúc trên đường Nguyễn Hữu Thọ, hướng từ Q.7 qua Q.4, Q.1
Đẩy nhanh những dự án lớn
Một lãnh đạo Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 (Khu 4) - thuộc Sở GTVT TP.HCM, cho rằng để giảm bớt ùn ứ, kẹt xe trên đường Nguyễn Hữu Thọ, không còn cách nào khác là phải xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Hiện dự án đã có nhà đầu tư theo hình thức BOT, nhưng sớm nhất cũng phải năm 2016 mới khởi công. Trước mắt, Khu 4 đã tiến hành mở rộng mặt đường tại các dải phân cách trên đường (lâu nay dùng để trồng cây xanh) hướng từ cầu Kênh Tẻ chạy dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ đến cầu Rạch Đĩa. Thế nhưng, việc này cũng không giải quyết được kẹt xe do lưu lượng quá lớn.
Còn với những tuyến đường cửa ngõ phía đông TP đang quá tải nghiêm trọng, theo ông Lê Ngọc Hùng, Phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 (Khu 2), giải pháp để hạn chế ùn ứ, kẹt xe hiện nay chỉ mang tính tạm thời, đó là tăng cường phối hợp điều hành, hướng dẫn giao thông giữa CSGT với Ban Giám đốc cảng Cát Lái, thanh niên xung phong... để xe ra vào cảng nhanh. Khu 2 đang tính toán, kiến nghị mở rộng đường Nguyễn Thị Định mỗi chiều thêm một làn ô tô; xén lề bộ hành để mở rộng thêm một làn ô tô trên cầu Giồng Ông Tố 2... Giải pháp lâu dài là trông đợi dự án xây dựng nút giao thông vòng xoay Mỹ Thủy. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm khởi công do còn vướng mắc nhiều thủ tục. Theo đại diện Khu 2, TP.HCM rất muốn di dời cảng Trường Thọ (Q.Thủ Đức) để giảm kẹt xe trên tuyến xa lộ Hà Nội, nhưng éo le ở chỗ không biết di dời đi đâu vì chưa có chỗ.
Tránh “đẩy ùn tắc sang chỗ khác”
Đánh giá về tính hiệu quả của các công trình cầu vượt bằng thép tại các nút giao trên địa bàn thời gian qua, TS Phạm Sanh nói: “Đây cũng là những giải pháp trước mắt để giảm kẹt xe. Do khâu giải phóng và mở rộng mặt đường gặp khó khăn nên việc xây dựng cầu vượt thép giúp thêm làn xe nên diện tích cho xe chạy tăng lên. Ưu điểm nữa là cầu thép thi công nhanh”. Theo ông, với những ưu điểm đó, TP nên phát triển thêm các công trình cầu vượt thép tại các nút giao thông chuẩn bị xây dựng trong thời gian tới. Tuy nhiên, Sở GTVT nên chú ý tăng bề rộng mặt cầu để kết hợp cho xe 2 bánh lưu thông, giảm tai nạn. Khi làm cầu vượt thép, chủ đầu tư cần tính toán việc tổ chức, cải tạo giao thông bên dưới. Bởi hiện nay bên dưới cầu vượt thép (như vòng xoay Lăng Cha Cả, Hàng Xanh) có phần nhốn nháo.
Ngoài ra, nếu lạm dụng nhiều cầu vượt bằng thép tại hầu hết các nút giao coi chừng sẽ đẩy ùn tắc sang chỗ khác. Chẳng hạn, hiện nay cầu vượt thép tại nút giao Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám và nút giao Lăng Cha Cả, dù giúp thông thoáng tại 2 nút giao này nhưng đẩy giao thông tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ trở nên lộn xộn.
"Điểm nóng" ở khắp nơi
Điểm nóng kẹt xe hiện nay có thể kể đến 2 trục đường từ Q.7, Q.8, H.Bình Chánh vào trung tâm TP, đó là đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn từ đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7) về cầu Kênh Tẻ qua Q.4, Q.1; đường Dương Bá Trạc, đoạn từ vòng xoay Trung Sơn (H.Bình Chánh), qua Q.8 về cầu Nguyễn Văn Cừ sang Q.1 và Q.5.
Đường Trường Chinh đoạn từ ngã ba Bà Quẹo đến Âu Cơ (Q.Tân Bình) cũng tương tự. Lượng xe xung đột giữa ngã ba đường Trường Chinh với đường Tân Sơn Nhì, Trường Chinh và Âu Cơ do không có đèn xanh đèn đỏ.
Hơn một tháng trở lại đây, đoạn đường Cộng Hòa từ Trường Chinh đến Lăng Cha Cả hướng về Nguyễn Văn Trỗi (Q.Tân Bình) cũng thường xảy ra ùn xe. QL13 từ QL1 (Q.Thủ Đức) hướng về Bến xe Miền Đông; đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, ngã tư Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh); đường Âu Cơ, Hòa Bình, Tân Kỳ - Tân Quý (Q.Tân Phú) cũng tương tự.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.