Cho vay và đi vay có trách nhiệm

19/12/2014 18:14 GMT+7

(TNO) Ngày càng có nhiều người vay tiêu dùng để mua sắm xe máy, điện thoại, máy giặt... nhằm làm cho cuộc sống tiện nghi và chất lượng hơn. Tuy nhiên, khi số lượng công ty tài chính tham gia thị trường tăng lên, số khách hàng khiếu nại về vay tiêu dùng cũng tăng theo.

(TNO) Ngày càng có nhiều người vay tiêu dùng để mua sắm xe máy, điện thoại, máy giặt... nhằm làm cho cuộc sống tiện nghi và chất lượng hơn. Tuy nhiên, khi số lượng công ty tài chính tham gia thị trường tăng lên, số khách hàng khiếu nại về vay tiêu dùng cũng tăng theo. 

Nhân viên Home Credit đang tư vấn kiến thức tài chính tiêu dùng cho khách hàng tại chợ An Bình, TP.Cần Thơ - Ảnh: Hòa Bình
Điều này rất giống thị trường bảo hiểm nhân thọ 15 năm trước, khi khách hàng liên tục gửi thư khiếu nại đến các cơ quan truyền thông và Hội bảo vệ người tiêu dùng để “kêu oan” về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Và giờ đây, khi tình huống này lặp lại ở lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, thị trường lập tức đưa ra hai khái niệm liên quan mật thiết với nhau: “Cho vay có trách nhiệm” và “Đi vay có trách nhiệm”.
Cho vay có trách nhiệm
Hiện nay, mức lãi suất của các công ty tài chính đều chênh lệch khá cao so với ngân hàng và đây chính là điểm mấu chốt khiến các khách hàng hay than phiền vì cho rằng không được tư vấn đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều công ty đã quy định rõ ràng những loại thông tin mà các nhân viên tư vấn phải cung cấp để khách hàng suy nghĩ kỹ càng và chắc chắn rằng khoản vay phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình, từ đó giúp khách hàng hiểu rõ khoản vay của mình, cân nhắc khả năng thanh toán và hoàn toàn tự nguyện khi quyết định thực hiện khoản vay. Mỗi nhân viên tư vấn đều hiểu rằng nếu không tư vấn đúng và đủ, họ có thể gây ra rủi ro cho công ty vì mang đến cho công ty những khách hàng không có khả năng trả nợ.
Khách hàng cần đọc cặn kẽ hợp đồng và đưa ra nhiều câu hỏi trước khi ký hợp đồng vay - Ảnh: Vũ Minh
Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đã thể hiện cam kết đầu tư lâu dài, có trách nhiệm với thị trường Việt Nam bằng các dự án tối đa hóa sự minh bạch và hạn chế tối đa những phiền hà, khiếu kiện cho khách hàng. Trong đó, có thể kể đến Home Credit với việc việc xác lập các quy trình, nguyên tắc và chuẩn mực cho mọi nhân viên khi giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, công ty cũng đã giới thiệu “Chương trình hủy hợp đồng bằng hoàn trả vốn vay” cho phép khách hàng hủy hợp đồng vay và chuyển sang hình thức mua thẳng món hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đối với các mặt hàng xe gắn máy và hàng tiêu dùng mà không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào. Ngoài ra, còn có thể kể đến chương trình hỗ trợ kiến thức tài chính tiêu dùng “Nghĩ kỹ càng, ký khôn ngoan” mà Home Credit đã triển khai thông qua việc phân phối hàng chục ngàn cuốn Cẩm nang tư vấn vay tiêu dùng để khách hàng có đầy đủ thông tin trước khi quyết định ký hợp đồng vay.
Đi vay có trách nhiệm
Có một thực tế là hầu như tất cả các công ty tài chính đều mong đợi khách hàng của họ là những người đi vay có trách nhiệm. Trách nhiệm đó thể hiện trước hết ở việc xem kỹ các thông tin về khoản vay, bao gồm lãi suất, số tiền cần trả, điều khoản thanh toán trước hạn, phí phạt thanh toán trễ hạn, ngày đến hạn thanh toán, tổng số tiền phải thanh toán cho toàn bộ hợp đồng... Ngoài ra, hãy cân nhắc khả năng tài chính của bản thân và gia đình, hoạch định rõ số tiền chi tiêu hằng tháng để dành ra một khoản riêng cho việc thanh toán khoản vay nhằm tránh các khoản phí phạt không đáng có.
Khi khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán khoản vay (kể cả vay tín chấp, thế chấp…) sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như: phí phạt trả chậm, lãi suất tăng cao hơn, bị ghi nhận trong báo cáo tín dụng, điểm số tín dụng bị giảm...
Các công ty tài chính hay ngân hàng thường đánh giá rủi ro tín dụng dựa vào lịch sử thanh toán của khách hàng, để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ vay vốn. Một lịch sử thanh toán tốt, đúng hạn trong thời gian dài cho thấy khách hàng là người đi vay có trách nhiệm và đáng tin cậy; mặt khác, một lịch sử tín dụng xấu cho thấy khả năng khách hàng sẽ không thanh toán khoản vay và chắc chắn sẽ bị các tổ chức tín dụng từ chối hợp tác. Khi bạn là người đi vay có trách nhiệm, chắc chắn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng và công ty tài chính để những giao dịch sau đều trôi chảy.
Nhắc nợ để giúp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt
Hầu hết các công ty tài chính rất quan tâm đến việc khách hàng có thể quên việc hoàn trả các khoản vay góp của mình và đó là lý do họ thường gọi điện và nhắn tin để nhắc nhở khách hàng trước ngày đến hạn. Các công ty đều cung cấp thông tin chi tiết về khoản vay để giúp khách hàng trả đủ số tiền vay và đúng hạn để tránh trường hợp lịch sử tín dụng xấu. Điều đặc biệt là dịch vụ này hoàn toàn miễn phí. Chẳng hạn ở Home Credit, trong trường hợp khách hàng trả trễ, công ty sẽ liên tục giữ liên lạc để thông tin cho khách hàng về khoản nợ quá hạn này để giúp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ của của mình trong thời gian sớm nhất nhằm có được bản “lý lịch tín dụng” tốt nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.