Buộc kê khai để giảm giá cước

25/12/2014 03:00 GMT+7

Trước tình trạng chây ì không giảm giá cước vận tải, tại Hội nghị ngành tài chính ngày 24.12 ở Hà Nội, một lần nữa lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh yêu cầu địa phương phải quản lý thật chặt việc kê khai giá.

Trước tình trạng chây ì không giảm giá cước vận tải, tại Hội nghị ngành tài chính ngày 24.12 ở Hà Nội, một lần nữa lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh yêu cầu địa phương phải quản lý thật chặt việc kê khai giá.

Lãnh đạo Bộ cũng đề nghị bổ sung thêm các doanh nghiệp (DN) phải kê khai giá cước, xử lý nghiêm khi có vi phạm.
Buộc kê khai để giảm giá cướcGiá cước vận tải vẫn chây ì không giảm theo giá xăng dầu
- Ảnh: Ngọc Thắng
Tiếp tục ra công văn hỏa tốc
Bộ Tài chính kiến nghị tăng giá khí bán cho điện
Theo nguồn tin từ Bộ Tài chính ngày 24.12, Bộ này vừa kiến nghị tăng giá khí bán cho sản xuất điện để tránh tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các nhà máy điện khí. Nếu đề nghị này được chấp thuận, sẽ tác động đến nhiều nhà máy sản xuất điện khí hiện nay. Nguồn điện huy động từ các nhà máy nhiệt điện khí hiện đã chiếm tới khoảng trên 40% tổng cơ cấu nguồn điện cả nước.
Hà Nguyễn
Bộ Tài chính thừa nhận dù đã lường trước tình hình, yêu cầu Cục Quản lý giá phải cập nhật tình hình thực tế tại các địa phương để đề nghị phối hợp yêu cầu các DN trên địa bàn kê khai lại chi phí đầu vào. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều DN vin đủ các lý do để chây ì.
Báo cáo kết quả của 3 đoàn kiểm tra giá cước vận tải tại Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM vào ngày 25.11 cho thấy thực trạng các DN trước đó phần lớn tuy có giảm nhưng mức giảm rất ít. Cụ thể tại Hà Nội, mức giảm giá trung bình của các hãng taxi mới từ 2 - 10%; kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định đã kê khai giảm giá cước trung bình từ 5,8 - 10% và vận tải hàng hóa kê khai giảm giá 3,4 - 3,9%. Tại TP.HCM, thời điểm kiểm tra ngày 17.11, nhiều DN kinh doanh dịch vụ taxi đã kê khai giảm giá cước từ 2,7 - 9% (tùy cự ly vận chuyển), vận tải hành khách tuyến cố định đã kê khai giảm giá cước từ 2 - 11,33%...
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ đã phải tiếp tục ra công văn hỏa tốc. Công văn nêu rõ giá xăng dầu tiếp tục giảm sâu (tính từ đầu năm đến nay giá xăng đã giảm gần 30% - PV), nhưng đến nay nhiều DN kinh doanh vận tải ô tô chưa thực hiện kê khai giảm cước theo xu hướng giá xăng dầu giảm. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước tại địa phương.
Theo quy định hiện hành, các DN phải kê khai giá cước khi kinh doanh vận tải ô tô, xe buýt theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã yêu cầu Sở Tài chính các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải khác bao gồm: kinh doanh bằng hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô vào diện phải kê khai giá cước. Khi đó, định kỳ các DN phải kê khai giá, nếu có biến động giá xăng dầu phải kê khai lại để điều chỉnh.
Công khai giá thành điện
Giá dầu gây áp lực cho ngân sách trong năm 2015
Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định một trong những áp lực lớn nhất tới khả năng đảm bảo cân đối ngân sách 2015 là giá dầu. Ước tính thu từ dầu thô năm 2014 khoảng 93.000 tỉ đồng chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách. Bộ đã tính đến phương án xấu nhất có thể hụt thu năm 2015 lên tới 50.000 tỉ đồng. Con số này rất lớn nhưng đã có phương án bù đắp khi trong năm 2014, tổng thu ngân sách đã vượt hơn 10% so với dự toán Quốc hội giao.
A.V
Liên quan đến giá điện, Bộ Tài chính cho biết dự kiến trong tháng 12 này, Bộ Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức công bố kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2013 của Tập đoàn điện lực VN (EVN).
Theo Bộ Tài chính, trong năm 2014, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã được thực hiện theo cơ chế thị trường trong phạm vi khung giá tại Quyết định số 2165 và nguyên tắc điều chỉnh tại Quyết định số 69/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, khung giá bán lẻ điện được phép dao động từ mức 1.437 - 1.835 đồng/kWh trong các năm 2013 - 2015. Trong 11 tháng của năm 2014, giá bán lẻ điện bình quân vẫn được giữ ổn định như mức điều chỉnh từ ngày 1.8.2013 là gần 1.509 đồng/kWh.
Trước đó, EVN dự kiến điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm 2014 (vào tháng 12.2014) lên 1.652,19 đồng/kWh, tăng 9,5% so với giá hiện hành (1.508,85 đồng/kWh).



 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.