Airbus muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự

03/07/2015 12:18 GMT+7

(TNO) Hãng Airbus tính chuyện lập cơ sở sản xuất linh kiện máy bay tại Việt Nam khi đánh giá cao về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

(TNO) Hãng Airbus tính chuyện lập cơ sở sản xuất linh kiện máy bay tại Việt Nam khi đánh giá cao về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ông Thomas Enders tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh: website chính phủ
Tổng Giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders đã cho biết như thế trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 1.7, theo website chính phủ.
Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Enders khẳng định Airbus coi trọng thị trường cũng như sự hợp tác chiến lược lâu dài với Việt Nam.
Ngoài hợp tác trong lĩnh vực máy bay dân dụng, ông Enders cho biết hãng sản xuất máy bay của châu Âu này còn muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự, không gian vũ trụ và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để giúp Việt Nam xây dựng vận hành các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay hàng đầu tại khu vực.
“Và từng bước tiến tới việc xem xét xây dựng các cơ sở chế tạo linh kiện máy bay tại Việt Nam trong tương lai”, website chính phủ trích phát biểu của ông Thomas Enders.
Ông Enders sang thăm Việt Nam nhân dịp hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines nhận chiếc Airbus thế hệ mới A350-900, là hãng hàng không thứ 2 trên thế giới sử dụng loại máy bay này. Vietnam Airlines có kế hoạch sử dụng mới 14 chiếc A350, trong đó có 10 chiếc đặt mua và 4 chiếc thuê.
A320 của VietJet Air lắp ráp trong nhà máy Airbus - Ảnh: Airbus
Ngoài Vietnam Airlines, VietJet cũng là khách hàng tiềm năng của Airbus. Hồi tháng 6.2015, hãng hàng không này đặt mua 6 chiếc Airbus SE A321s trị giá 682 triệu USD. Năm ngoái, VietJet tuyên bố sẽ mua, thuê 100 máy bay mới với kinh phí ước khoảng 9,1 tỉ USD.
Trong khi đó hôm qua 2.7 tại thành phố Toulouse (Pháp), Airbus ký cam kết thành lập nhà máy sản xuất thứ hai trị giá 150 triệu euro tương đương hơn 166 triệu USD tại Trung Quốc, theo Reuters.
Nhà máy thứ 2 sẽ được khởi công xây dựng tại thành phố Thiên Tân vào cuối năm 2017, có nhiệm vụ thực hiện công việc hoàn tất ở phòng lái của máy bay loại A330. Nhà máy đầu tiên của Airbus cũng đặt tại thành phố Thiên Tân từ năm 2009 là dây chuyền lắp ráp máy bay nhỏ loại A320.
Trung Quốc là thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Ngành hàng không Trung Quốc dự kiến cần 5.300 chiếc máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.