16.600 tỉ đồng đầu tư vào khu vực Tây nguyên

17/05/2015 15:50 GMT+7

(TNO) Sáng nay 17.5, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Ban Chỉ đạo Tây nguyên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội khu vực Tây nguyên lần thứ 3.

(TNO) Sáng nay 17.5, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Ban Chỉ đạo Tây nguyên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội khu vực Tây nguyên lần thứ 3.
Các Ngân hàng ký kết hỗ trợ tín dụng đầu tư và Tây nguyên - Ảnh: Lâm ViênCác ngân hàng ký kết hỗ trợ tín dụng đầu tư vào Tây nguyên - Ảnh: Lâm Viên
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây nguyên chủ trì hội nghị.
Đại tướng Trần Đại Quang cho rằng trong những năm qua, các tỉnh Tây nguyên đã nỗ lực kêu gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng. Do vậy, việc thu hút đầu tư vào khu vực này đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được các kết quả đáng khích lệ…
Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư vào các tỉnh Tây nguyên cũng còn một số hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư có thương hiệu, có uy tín và tiềm lực kinh tế tham gia vào các dự án lớn… Trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế, việc nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư vào Tây nguyên là yêu cầu cấp thiết.
Giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bố trí để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn Tây nguyên là trên 30.000 tỉ đồng. Nhiều dự án trên các lĩnh vực thủy lợi, công nghiệp, y tế, giáo dục… cũng đã và đang được triển khai đầu tư. Nguồn vốn ODA được thu hút, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giao thông vận tải, lâm nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế, cấp nước sinh hoạt. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), giai đoạn 2011 đến tháng 4.2015, toàn vùng thu hút 38 dự án với tổng vốn 122 triệu USD.
Tại hội nghị, có 13 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn lên đến hơn 16.600 tỉ đồng, trong đó Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất với 7.700 tỉ đồng.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng đầu tư vốn và thỏa thuận hợp tác của 8 ngân hàng thương mại (LienVietPostBank, VCB, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, MB, Sacombank) với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án. Các ngân hàng cũng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỉ đồng để đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như: thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…
Theo đại tướng Trần Đại Quang, để Tây nguyên phát triển nhanh, đồng bộ, bền vững, hiệu quả rất cần có sự quan tâm về chính sách và nguồn nhân lực của Nhà nước; sự liên kết phát triển vùng, sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời của các Bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thế mạnh của từng tỉnh và toàn vùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.