Kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng với cây ráy

Tấn Đạt
Tấn Đạt
14/07/2023 19:04 GMT+7

Cây ráy (hay con gọi là ráy nana, ráy thủy sinh), đang được một số người trẻ trồng và kinh doanh thành công, kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Trồng chơi nhưng kiếm tiền thật

Trịnh Xuân Tân (26 tuổi), kinh doanh quán cà phê trên đường DT 741, KP.An Hòa, X.Hoà Lợi, H.Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tập tành chơi và trồng cây ráy trong bể thủy sinh để tạo thú vui mỗi ngày. Nhưng bất ngờ, hơn nửa năm nay, mỗi tháng Tân lại thu thêm gần 10 triệu đồng từ việc bán loại cây này.

Cây ráy dễ trồng, giúp nhiều người kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 1.

Ráy kết hợp với gỗ lũa tạo thành một cây dáng bonsai

TẤN ĐẠT

359962813_1960430471008605_7242955160720373236_n.jpg

Những cây ráy xanh ươm

TẤN ĐẠT

"Ráy là một loại thực vật thủy sinh. Hơn 1 năm trở lại đây, người chơi bể thủy sinh tìm mua các loại ráy về trang trí trong bể cho sinh động. Nhiều người đã tìm đến quán mình hỏi mua dòng cây này, nhờ thế mà mình có thêm thu nhập", Tân kể.

Tận dụng thời cơ, Tân xây thêm bể, mua giống cây ráy về trồng và kinh doanh thêm. Hiện tại, Tân sở hữu nhiều dòng ráy như: Thái, Pinto, Pinto Đức, Panda… mỗi loại đều mang một vẻ đẹp khác nhau.

69323822_2397652197221810_570888444553723904_n.jpg

Người chơi trồng đa dòng ráy trong bể thủy sinh

BEN

"Ráy dùng làm đẹp và tạo độ xanh mát cho hồ thủy sinh, đem lại cảm giác thích thú khi ngắm nhìn sau những giờ làm việc căng thẳng. Để cây ráy xanh tốt thì có rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ nước phải mát từ 25 - 27 độ, môi trường nước phải sạch, có hệ vi sinh ổn định, độ pH trong nước là từ 6 - 6,5. Ngoài ra, cần có thêm lượng phân NPK và các chất vi lượng để giúp cho sự phát triển màu sắc của cây tốt hơn", Tân nói.

360221859_3503649136541972_4327082907025827653_n.jpg

Ráy nana có sức sống mãnh liệt, không cần đất nền, chỉ bám víu vào những cục đá, khúc gỗ trong bể nước

XUÂN TÂN

"Không nên để ráy ngay vào trong hồ sau khi mua về, như thế dễ bị chết cây. Hãy để cho bể thủy sinh của bạn ổn định về độ lọc, hệ vi sinh, nước trong. Sau đó thả trôi ráy trong hồ khoảng 1 tuần cắt ngắn rễ rồi mới đính hoặc buộc vào đá thì cây ráy sẽ tự động phát triển mà không cần phân nền", Tân chia sẻ.

356595101_1931453797216491_7135062481158020380_n.jpg

Tân gia công thêm bể nước để trồng ráy

NVCC

Cách tạo điểm nhấn cho ráy

Trên Facebook có không ít các trang, nhóm, hội chuyên về ráy. Tại đây, mọi người trao đổi mua bán cũng như hướng dẫn cách trồng ráy sao cho tốt.

Là người thành công với mô hình trồng cây ráy trong bể thủy sinh, anh Phùng Thanh Dương (35 tuổi), ngụ tại 48 Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết: "Ngoài nguồn thu từ việc thiết kế hồ cá thủy sinh, bán cạn tiểu cảnh sân vườn, mỗi tháng tôi còn kiếm thêm hơn 20 triệu đồng nhờ việc bán cây ráy".

Hiện tại, anh Dương trồng và kinh doanh các dòng ráy cao cấp như: Pinto, Nana White, Panda King, Caladi, Nana Thái Nhật... với giá dao động từ 80.000 đồng - 550.000 đồng/chậu.

361134026_155088770874666_7986876921043874434_n.jpg

Nhiều người kiếm tiền triệu từ việc trồng ráy

TẤN ĐẠT

Theo anh Dương, ráy dễ chăm sóc, chỉ cần thả vào hồ là chơi được, không cần CO2 vẫn sống khỏe, tuy vậy dòng cây này phải có phương pháp chăm hợp lý thì cây mới khỏe mạnh và phát triển tốt.

"Cây cần một lượng ánh sáng tối thiểu để phát triển, nếu dư sáng cây dễ ra rêu hại, còn thiếu sáng thì lá sẽ yếu… Do đó, mọi người nên chọn hệ thống đèn có thể tăng giảm được ánh sáng. Ngoài dinh dưỡng có sẵn trong bể, định kỳ mỗi tháng người trồng cần bổ sung thêm vi lượng, khoáng chất để cho cây thêm xanh hơn", anh Dương nói.

361073320_3524724894431322_5081285118186784080_n.jpg

Bể thủy sinh với điểm nhấn là những cây ráy

NVCC

"Cần phát hiện sớm tình trạng ráy bị rêu hại và xử lý bằng nhiều biện pháp như: hạ mực nước, nhúng ráy trực tiếp vào thuốc trị rêu hoặc thêm mấy loại vi sinh chống rêu vào bể…", anh Dương khuyên.

Nói về cách trồng ráy, anh Dương cho biết có thể dán lên giá thể đá hoặc cắm xuống đất nền (trong bể) nhưng không cắm quá sâu, như thế dễ làm cây chết. Anh Dương còn kết hợp lũa thủy sinh với ráy thành những cây có dáng bonsai tuyệt đẹp, từ đó giúp tăng số lượng tiêu thụ cây ráy.

361065519_1923959161322347_6976648019832359505_n.jpg

Những cây dáng bonsai được kết hợp bởi gỗ lũa và ráy của anh Dương

TẤN ĐẠT

"Vệ sinh sạch sẽ cây và cắt bớt rể, tỉa những lá vàng xấu, sau đó thả cho ráy trôi nổi trên mặt hồ cho tới khi ráy bắt đầu ra rễ màu trắng, thời gian khoảng vài ngày. Sau khi cây đã thích nghi bạn có thể mang dán ráy vào vị trí nào bạn thích bằng keo dán thủy sinh chuyên dụng", anh Dương chia sẻ về việc kết hợp ráy với lũa thành dáng cây bonsai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.