Khuyến cáo khi xây trạm quan trắc đo ô nhiễm ở Sài Gòn

16/03/2016 15:40 GMT+7

Trước thực trạng môi trường TP.HCM ngày càng ô nhiễm, nhiều chuyên gia và nhà khoa học dù ủng hộ việc đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc nồng độ không khí, mặt nước, nước ngầm nhưng cũng đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc để tránh tình trạng "cha chung không ai khóc".

Trước thực trạng môi trường TP.HCM ngày càng ô nhiễm, nhiều chuyên gia và nhà khoa học dù ủng hộ việc đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc nồng độ không khí, mặt nước, nước ngầm nhưng cũng đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc để tránh tình trạng "cha chung không ai khóc".

Tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức MinhTình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM (TN-MT) vừa đề xuất UBND TP dự án đầu tư xây dựng 27 trạm quan trắc tự động và 225 trạm bán tự động với kinh phí khoảng 495 tỉ đồng, thời gian từ năm 2016 - 2020.
Các trạm dùng để quan trắc ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và không khí, vốn đang có chiều hướng gia tăng. Khi có số liệu thống kê chính xác, TP sẽ có các giải pháp kịp thời nhằm giảm tải ô nhiễm.
Lý do đầu tư theo Sở TN-MT, tất cả trạm quan trắc môi trường tự động của TP đã hư hỏng hoàn toàn từ năm 2012 nên không thể ghi nhận chính xác số liệu ô nhiễm.
Từ năm 2012 TP phải sử dụng trạm quan trắc bán tự động tại 16 điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, các trạm bán tự động đang có nhiều khuyết điểm như thời gian quan trắc bị hạn chế. Cụ thể là chỉ quan trắc từ 8 - 9 giờ và 15 - 16 giờ trong ngày, trong khi vào các giờ cao điểm của xe tải lưu thông trên các tuyến đường TP thì lại không quan trắc được.
Mặt khác, nhân viên phải đi đến các trạm này để lấy số liệu mang về phòng thí nghiệm xử lý, vừa tốn thời gian vừa chưa thể cung cấp đồng bộ về số liệu.
Vài năm là hỏng
GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Môi trường, thuộc ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường không khí, mặt nước, nước ngầm… là quan trọng, tuy nhiên, cần hết sức lưu ý khâu quản lý, vận hành và bàn giao hệ thống thiết bị. Nhắc lại dự án đầu tư trước đây, có những giai đoạn bàn giao giữa cơ quan này với cơ quan khác đã gây sự xáo trộn, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” khiến tuổi thọ của các thiết bị giảm đáng kể.
Trước đây, TP.HCM đã có 9 trạm quan trắc không khí tự động do chính phủ Na Uy và Đan Mạch hỗ trợ xây dựng từ năm 2003. Đến năm 2012, những trạm này bị hỏng hoàn toàn nên TP chuyển sang sử dụng hệ thống quan trắc bán tự động tại 16 điểm.
Ông Bá đặt vấn đề dự án có thiết bị nhanh hư hỏng hoàn toàn là do bảo quản kém trong khi kinh phí đầu tư lên đến hàng triệu USD chứ không ít. “Khi thì công ty môi trường đô thị, khi thì chi cục, khi thì sở quản lý… thì sau đó vài năm là hỏng”, ông Bá cho biết.
Cần nhưng phải hợp lý
Khẳng định việc đầu tư nâng cấp, hiện đại các trạm quan trắc tự động nói riêng và hệ thống xử lý môi trường nói chung là cần thiết, nhất là đô thị phát triển nóng như TP.HCM hay Hà Nội, TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng để đảm bảo chất lượng trong đầu tư và chi phí hợp lý, nhất là dự án có chi phí đầu tư lớn như vậy thì TP nên tổ chức đấu thầu công khai.
Mặt khác, tại nhiều quốc gia như Mỹ (mà ông đang tham gia tư vấn), Singapore, các nước châu Âu… thì các dự án lớn kể cả dự án nhà ở, khu đô thị, chính quyền luôn yêu cầu chủ đầu tư làm đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, việc quan trắc môi trường ở TP.HCM nên đưa vào trong bối cảnh những số liệu trước và sau khi thực hiện các dự án của nhà đầu tư. Khi đó, kết quả quan trắc là cơ sở khoa học để nhà đầu tư có trách nhiệm kèm theo biện pháp xử lý hoặc đóng góp kinh phí.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.