40 năm vi-rút máy tính

19/03/2011 17:34 GMT+7

Hiểm họa từ những phần mềm độc hại ngày càng lan rộng với những biến tướng nguy hiểm. Nhưng chúng ra đời từ khi nào?

Đó là vào năm 1971, với vi-rút Creeper. Creeper lúc đó chưa mang tính phá hoại mà nó chỉ hiển thị lên màn hình của khổ chủ dòng thông báo: "Tôi là Creeper - một loại dây leo, giỏi thì bắt được tôi". Điều này làm người ta liên tưởng đến nhân vật phản diện có tên là The Creeper trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Scoobie Doo và ngôi trường Ghoul.

 

Khởi đầu chỉ là một trò đùa vô hại, nhưng việc đối phó với vi-rút thực sự trở thành một cuộc chiến tranh kỹ thuật số diễn ra hằng ngày, hằng giờ với các lỗ hổng trong hệ thống mạng máy tính. Trong khi đó thì kẻ xấu ngày càng viết nên những dòng lệnh độc hại hơn, nguy hiểm hơn. Con số thống kê của các hãng bảo mật cho thấy nếu vào năm 1990 chỉ có khoảng 1.300 loại vi-rút máy tính, thì ngày nay đã hơn 200 triệu, phát triển theo cấp số nhân.

Thực ra khái niệm lý thuyết tự nhân bản của một chương trình trên máy tính đã được Nohn von Neumann nêu ra từ năm 1949. Đến cuối những năm 1960 đã có chương trình xuất hiện trên máy tính Univax 1108, tự nó có thể nối với phần sau của các file tự hành. Nhưng lúc đó chưa có khái niệm vi-rút máy tính.

Nếu nói về khía cạnh bắt đầu khai thác thông tin thương mại và chiếm đoạt tài sản trực tuyến thì phải nhắc đến vi-rút Melissa và Tristate, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1999. Ở mức độ cao hơn là vi-rút có tên MyTob xuất hiện vào năm 2005, khởi đầu cho botnet tức là "bắt cóc" cả một mạng máy tính và điều khiển nó từ xa.

Vào sinh nhật lần thứ 40 của phần mềm độc hại, người ta tự hỏi rồi còn điều gì sẽ xảy ra và cách thức trị chúng ra sao. Đặc biệt vào kỷ nguyên của những chiếc điện thoại thông minh đang sử dụng các hệ điều hành dễ bị tấn công bởi vi-rút. (Theo Physorg

Tạ Xuân Quan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.