Khám phá tiểu cảnh Terrarium

20/09/2015 06:26 GMT+7

Cây cảnh bây giờ không chỉ được trồng trong chậu sành, chậu sứ mà còn được “sắp xếp” trong chậu kính hoặc bình thủy tinh. Những chậu cây này được gọi là tiểu cảnh Terrarium. Và nhiều người vẫn thường ví von nó là khu vườn tí hon.

Cây cảnh bây giờ không chỉ được trồng trong chậu sành, chậu sứ mà còn được “sắp xếp” trong chậu kính hoặc bình thủy tinh. Những chậu cây này được gọi là tiểu cảnh Terrarium. Và nhiều người vẫn thường ví von nó là khu vườn tí hon.

Cây cảnh bây giờ không chỉ được trồng trong chậu sành, chậu sứ mà còn được “sắp xếp” trong chậu kính hoặc bình thủy tinh. Những chậu cây này được gọi là tiểu cảnh Terrarium. Và nhiều người vẫn thường ví von nó là khu vườn tí hon.

Khám phá tiểu cảnh Terrarium 1
Không đơn giản chỉ là trồng cây
Tiểu cảnh có đẹp hay không tùy thuộc vào độ khéo léo và sự chăm sóc của người trồng. Nhìn sơ qua những chậu cây ấy, nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần cho đất, đá, cát và trồng cây vào là xong. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Anh Nguyễn Minh, chủ cửa hàng Ròm Garden (TP.HCM) cho biết: “Quy trình tạo tiểu cảnh Terrarium hay còn gọi là tiểu cảnh trong chậu bằng kính hoặc bình thủy tinh có 2 giai đoạn”.
Và anh Minh vừa làm vừa nói để minh họa: “Đầu tiên là set up đáy nền, thì cái này mỗi người chơi có mỗi cách khác nhau nhưng yêu cầu chính là để cho phần nước dư có chỗ để thoát xuống mà không thấm ngược trở lại phần đất dinh dưỡng gây úng cây. Xếp một lớp sỏi lớn rồi đến một lớp sỏi nhỏ để tạo một lớp sỏi cách nước có liên kết chắc chắn không bị lún sụp khi ta thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Sau đó tiến hành rải viền một lớp cát, đây là cách làm riêng của mình. Việc rải lớp cát này ngoài ý nghĩa về mặt thẩm mỹ thì còn có tác dụng giúp các tầng nền không bị trộn lẫn vào nhau sau thời gian tưới cây lâu dài. Bạn có thể tưởng tượng như sau: nếu ở giữa lớp đất dinh dưỡng và lớp sỏi mà không có lớp cát thì sau một thời gian bạn tưới nước lớp đất phía trên sẽ từ từ hòa lẫn vào lớp sỏi và cuối cùng ta có một phần đáy nền... đen thui”.
Anh Minh giải thích giai đoạn thứ 2: Cho phần đất dinh dưỡng vào. Nên dùng đất trộn gồm nhiều thành phần để bảo đảm vấn đề dinh dưỡng cũng như giữ và thoát nước hợp lý rồi mới tiến hành bố cục các loại cây. Tùy vào quan điểm thẩm mỹ của từng người mà họ sẽ chọn cây nào.
Chia sẻ thêm về quá trình tạo tiểu cảnh, Anh Tú - chủ cửa hàng Lois Garden nói: “Thời gian hoàn thành một tiểu cảnh còn phụ thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm. Sau khi đã sắp xếp xong, tụi mình phải theo dõi và chăm sóc khoảng một đến hai tuần để chắc chắn rằng cây đã sống khỏe mạnh thì mới gọi là hoàn thành công việc”.
Tiểu cảnh trong chậu thủy tinh được ví như khu vườn nhưng chúng ta có thể quan sát được cả cây lẫn phần đất cát bên dưới. Và có thể mang cả khu vườn ấy vào trong phòng máy lạnh hoặc bất cứ nơi nào mà ta muốn. Các loại cây thường được phối trong tiểu cảnh cũng rất đa dạng, từ sen đá, xương rồng đến dương xỉ. Vì trồng các loại cây này trong một không gian nhỏ nên cây được chọn phải sống dai và chậm lớn. Cây khi trưởng thành không quá cao thì mới đẹp.
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 2
Làm “nông dân” công sở
Muốn tạo được một khu vườn tí hon, người chơi phải có sự cần mẫn và khéo léo như người nông dân thực thụ. Khi tiểu cảnh hoàn thành thì người chơi chỉ mới đi được nửa đường. Bởi việc chăm sóc cho cả khu vườn tí hon lúc nào cũng tươi tốt còn phụ thuộc vào sự tỉ mỉ, chăm chỉ của người trồng. Ví dụ cứ để cây mãi trong phòng máy lạnh thì chắc chắn cây sẽ chết, hay chăm tưới nước quá cây sẽ bị úng.
“Bật mí” về bí quyết chăm sóc tiểu cảnh, anh Nguyễn Minh nói: “Trong phòng máy lạnh thì ta nên tưới nước ít và kéo dài khoảng cách các lần tưới hơn khi đặt ngoài trời vì phòng máy lạnh hơi nước thoát chậm hơn. Về ánh sáng, nếu có nắng chiếu vào thì tốt không thì ta chỉ cần nguồn sáng mạnh bên cửa sổ. Cách ngày mình cho “em nó” ra đó “tắm” khoảng bốn đến năm tiếng để cây khỏe là được”.
“Môi trường phòng máy lạnh khá khô ráo và thiếu ánh nắng mặt trời. Một số loại cây sẽ cần ánh nắng mặt trời, một số thì không. Với các loại cây cần ánh nắng và sự khô thoáng nhiều như sen đá, bạn cần tranh thủ phơi nắng cho cây và không cần tưới quá nhiều nước, tưới nước chỉ khoảng 1 lần/tuần. Với các sản phẩm tTerrarium đậy kín nắp, thì bốn đến năm tháng mới cần mở nắp và tưới nước một lần”, bạn Anh Tú bổ sung thêm.
Mặc dù kỳ công nhưng khu vườn tí hon vẫn khiến nhiều người “động lòng” muốn sở hữu. Bởi cây xanh là nguồn giải tỏa tốt nhất mọi mệt mỏi. Ngoài yếu tố đó, tiểu cảnh còn chinh phục mọi người vì tính thẩm mỹ cao. Giữa lòng thành phố đông đúc, một vài cây xanh được trồng khéo léo sẽ khiến cho không gian không còn bó hẹp, ngột ngạt.
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 3
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 4
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 5
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 6
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 7
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 8
Khám phá tiểu cảnh Terrarium 9
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.