Hồi sinh giun đũa 46.000 năm tuổi trong tầng băng vĩnh cửu Siberia

28/07/2023 11:33 GMT+7

Sau khi trải qua 46.000 năm ngủ đông trong lòng băng tầng vĩnh cửu ở Siberia, một con giun đũa cái thuộc nhóm đã tuyệt chủng vừa được các nhà khoa học hồi sinh và bắt đầu sinh sản trên đĩa phòng thí nghiệm.

Phục sinh giun đũa 46.000 năm tuổi trong tầng băng vĩnh cửu Siberia - Ảnh 1.

Vùng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia (trái) và loài giun đũa vừa được hồi sinh

PLOS GENETICS

Động vật được phục sinh thuộc loài giun đũa tên khoa học là Panagrolaimus kolymaensis. Các nhà nghiên cứu của Đại học Cologne (Đức) tìm thấy chúng ở khu vực phía bắc sông Kolyma của vùng Siberia lạnh giá.

Bằng cách giải mã và xâu chuỗi được bộ gien di truyền của con giun, họ phát hiện đây là một loài mới của nematode (chỉ nhóm động vật không xương sống, đa bào, có kích thước hiển vi và thân tròn), theo báo cáo đăng trên chuyên san PLOS Genetics.

Các nhà khoa học hồi sinh giun 46.000 năm tuổi

Ngày nay, nematode nằm trong nhóm các sinh vật phổ biến nhất của địa cầu, có mặt trong lòng đất, trong nước và thềm đại dương.

Kết quả phân tích đồng vị carbon cho thấy Panagrolaimus kolymaensis sinh sống vào thời tiền sử, khi người Neanderthal vẫn còn hiện diện. Loài giun đũa này đã bị tuyệt chủng và trước đây chưa từng được khoa học ghi nhận.

Phát hiện mới được cho có tầm quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy sự hiểu biểu các quá trình tiến hóa. "Sự tiến hóa của chúng đã bị hoãn lại trong hơn 40.000 năm", theo đồng tác giả báo cáo Philipp Schiffer, nhà sinh học tiến hóa của Đại học Cologne.

"Chúng tôi bắt đầu so sánh chúng với những loài xuất phát từ cùng một chi, vốn được nhóm của tôi thu thập mẫu vật khắp thế giới", ông Schiffer cho biết.

Sâu "xác sống" tỉnh dậy sau 24.000 vùi trong lớp băng vĩnh cửu

Thông qua nỗ lực này, đội ngũ chuyên gia hy vọng có thể hiểu thêm nhiều về cách thức những cộng đồng giun đũa có chung nguồn gốc nhưng đã trở nên khác biệt trong 40.000 năm qua.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.