Tu sĩ Phật giáo với Trường Sa

05/01/2013 10:21 GMT+7

(TNO) Kỷ niệm 27 năm ngày ra mắt số báo đầu tiên (3.1.1986 - 3.1.2013), Báo Thanh Niên tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề "Báo Thanh Niên với Trường Sa" tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (kéo dài từ ngày 31.12.2012 đến ngày 6.1.2013).

(TNO) Kỷ niệm 27 năm ngày ra mắt số báo đầu tiên (3.1.1986 - 3.1.2013), Báo Thanh Niên tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề "Báo Thanh Niên với Trường Sa" tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (kéo dài từ ngày 31.12.2012 đến ngày 6.1.2013).

Trong những năm qua, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tạo điều kiện, nhiều phóng viên của Báo Thanh Niên trên khắp mọi miền đất nước đã có nhiều chuyến công tác ra Trường Sa để ghi nhận hình ảnh đất đảo, cuộc sống của quân và dân ở vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.

Triển lãm nhằm giới thiệu một số hình ảnh mà phóng viên, CTV Báo Thanh Niên đã ghi lại được qua các chuyến công tác ra Trường Sa nhằm giới thiệu đến công chúng, du khách, các bạn trẻ về phong cảnh, hoạt động các đoàn đại biểu từ đất liền ra thăm đảo, đặc biệt về cuộc sống của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Những hình ảnh bình dị nhưng đã phản ánh được nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của người dân đảo, những người lính hải quân ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời Tổ quốc.

Là một tờ báo chính trị xã hội, đối tượng phục vụ chính là các tầng lớp bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng, ngoài việc không ngừng cải tiến nội dung, tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa - thể thao sau mặt báo, Báo Thanh Niên còn tổ chức nhiều chương trình hướng về biển đảo, cụ thể là hướng đến gia đình những người con ưu tú của đất nước đã anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển Đông, những ngư dân nghèo khó nhưng luôn khát khao vươn ra khơi xa làm kinh tế biển để góp phần canh giữ, bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng như các chương trình Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma, Tri ân liệt sĩ nhà giàn DK1.

Triển lãm ảnh lần này ngoài các chủ đề xoay quanh đến Trường Sa thân yêu như: Nhịp sống Trường Sa, Không xa đâu Trường Sa ơi, Sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, Thần tốc đến Trường Sa, Công dân nhí nơi đầu sóng... còn có các chùm ảnh về các chương trình: Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi, Tri ân liệt sĩ Gạc Ma và nhà giàn DK1...

Triển lãm ảnh lần này có hơn 140 tấm ảnh, kéo dài từ ngày 31.12.2012 đến ngày 6.1.2013.

Thanh Niên Online xin giới thiệu đến bạn đọc phóng sự ảnh Tu sĩ Phật giáo với Trường Sa có trong triển lãm lần này.

… Và đặc biệt tôi thực sự ngỡ ngàng trước hình ảnh ngôi chùa Song Tử Tây uy nghi, trầm mặc, tọa lạc ngay trên thềm sóng biển đông. Một sự bình an rất khó nói thành lời, cảm giác như mình vừa trở về làng sau nhiều năm xa cách, bởi Trường Sa vô cùng gần gũi, thân thương. Đứng trên kè chắn sóng, phóng tầm mắt ra phía xa ngút ngàn biển rộng, mới thấy hết được sự thiêng liêng trên từng tấc đất mà bao đời ông cha phải đổ máu xương gìn giữ. Trong âm thanh ồn ào của sóng gió Trường Sa, thi thoảng một tiếng chuông chùa ngân lên, rồi lạc mất vào cái không gian bao la của trời biển, khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy lòng mình như tĩnh lặng lại và dâng lên niềm xúc động… (Trích Tiếng chuông chùa giữa sóng nước Trường Sa - Tác giả: Ngọc Minh, đăng trên Thanh Niên chủ nhật ngày 2.4.2011)


Tu sĩ Phật giáo trước khi lên tàu đến với Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên


Chùa ở đảo Song Tử Tây - Ảnh: Lâm Viên


Một góc chùa trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: Lê Văn Hùng


Giờ cầu nguyện đầu tiên tại chùa Song Tử Tây - Ảnh: Lâm Viên


Làm lễ khánh thành tượng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Ảnh: Hoài Nam

Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nhìn những tấm hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỹ vĩ của Vạn lý Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như “Quần đảo huy hoàng chất ngât biển đông ngời thắng cảnh – Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam” lòng mỗi người đến vãn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho nước Việt, và bất kỳ ai cũng cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn để góp sức đưa đất nước mỗi ngày thêm hưng thịnh… (Trích Tiếng chuông chùa giữa sóng nước Trường Sa - Tác giả: Ngọc Minh, đăng trên Thanh Niên chủ nhật ngày 2.4.2011)


Các sư thầy trên đảo Sinh Tồn đọc tin tức trên internet - Ảnh: Lâm Viên


Các sư thầy cùng quân dân trên đảo Sinh Tồn - Ảnh: Lâm Viên


Trồng cây đa ngay khi đặt chân lên đảo Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên


6 tu sĩ Phật giáo đầu tiên ra trụ trì ở Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên


Niềm vui khi đặt chân lên đảo - Ảnh: Lâm Viên

Thanh Niên

>> Tuyển giáo viên công tác tại Trường Sa
>> Giờ sản xuất vì Trường Sa
>> Trung Quốc lại hoạt động trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa
>> Thêm tư liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa
>> Sáng tạo vì sự phát triển bền vững của Trường Sa
>> Sáng tạo vì Trường Sa
>> Vì Hoàng Sa, Trường Sa
>> Khởi công xây dựng trường học tại Trường Sa
>> Gieo chữ ở Trường Sa
>> Kiều bào đóng góp xây tháp ở Trường Sa
>> Vận động được gần 10 tỉ đồng xây trường ở Trường Sa
>> Góp 1.000 lá cờ Tổ quốc gửi tặng Trường Sa
>> Bác sĩ Trường Sa cứu ngư dân gặp nạn
>> Vì học sinh Trường Sa thân yêu
>> Trường Sa ấm
>> Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa
>> Dân Cà Mau đánh cá ngừ ở Trường Sa
>> Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi
>> Tình nguyện ra Trường Sa làm việc
>> Vua' rau ở Trường Sa Đông
>> Tổ quốc ở Trường Sa" - Thơ Nguyễn Việt Chiến
>> Đến với gia đình liệt sĩ đảo Gạc Ma, Trường Sa
>> Phó chủ tịch xã trẻ nhất Trường Sa
>> Dựa Trường Sa vượt bão giông

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.