Thông tin về gương dũng cảm đăng trên Thanh Niên Online vào đề văn tốt nghiệp

02/06/2013 10:05 GMT+7

(TNO) Sáng nay 2.6, thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Đáng chú ý câu hỏi nghị luận của đề thi lấy từ chuyện người thực, việc thực được đăng trên Thanh Niên Online ngày 6.5.

>> Thi tốt nghiệp THPT: Cách làm bài thi khôn ngoan
>> Để làm bài thi tốt nghiệp THPT không phạm quy
>> Ấn định ngày công bố môn thi tốt nghiệp THPT
>> Thi tốt nghiệp THPT: Đề thi sẽ không dài và không khó
>> Đón đọc gợi ý giải đề thi và đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT
>> Thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM: Lập hội đồng thi đặc biệt cho 9 thí sinh

- Đề thi: bản word / bản PDF

- Gợi ý giải: bản word / bản PDF

Thông tin trên Thanh Niên Online vào đề thi tốt nghiệp

Đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 có một câu trích dẫn từ nguồn tin trên Thanh Niên Online.

Trong phần văn nghị luận xã hội, câu 2 của đề thi yêu cầu: “Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: Chiều ngày 30.4.2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô Lương 1) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi (Theo Khánh Hoan, Thanh Niên Online, ngày 6.5.2013).

B.Thanh

GIÁO VIÊN NHẬN XÉT ĐỀ VĂN

Phan Thị Thanh, Giáo viên môn Văn, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM):
Tấm gương học sinh lớp 12 vào đề thi văn

Đề thi tốt nghiệp THPT môn văn nằm trong chương trình giáo khoa, vừa sức với cả học sinh trung bình, học sinh khá dễ có điểm cao.

 
>> Dũng cảm cứu em nhỏ đuối nước, một học sinh tử vong
>> Chủ tịch nước thăm hỏi gia đình học sinh dũng cảm

Đặc biệt, câu nghị luận xã hội rất hay! Câu hỏi của đề thi lấy từ chuyện người thực, được đăng trên Thanh Niên Online ngày 6.5. Đặc biệt hơn đây lại là tấm gương dũng cảm, hành động đẹp hi sinh cứu người của ngay chính một học sinh lớp 12, vừa xảy ra ngay thời gian các em học sinh chuẩn bị đi thi.

Vì vậy, đề thi có tính giáo dục rất cao về lòng dũng cảm, nhân ái, biết sống vì mọi người, xã hội. Nhất là trong giao đoạn hiện nay người ta đâu dễ hi sinh mình để cứu người khác, đặc biệt là trong giai đoạn bước ngoặt của cuộc đời như vậy.

Câu hỏi giáo khoa (câu 1, 3a, 3b) đều nằm trong trọng tâm ôn tập của học sinh.

Riêng câu nghị luận văn học, bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khá lâu rồi mới ra thi tốt nghiệp. Đoạn trích được rút ra làm đề thi lại rất hay trong bối cảnh này. Vì đây là đoạn thơ định nghĩa mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước, có thể khơi gợi cho học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm với đất nước. (Viên An ghi)

Thạc sĩ Triệu Thị Huệ, Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM:
Vấn đề tuy mới nhưng gần gũi

Đề thi nằm trong phạm vi kiến thức, phù hợp với trình độ học sinh lớp 12.

Điều thú vị của đề thi năm nay là yêu cầu vận dụng kiến thức ở mức độ cao, vì vậy sẽ không phù hợp với các học sinh chỉ quen học tủ, học thuộc lòng.

Câu 1: Khá nhẹ nhàng. Đây là những chi tiết, hình ảnh khá quan trọng trong tác phẩm, chắc chắn sẽ được giáo viên giảng dạy và ôn tập kỹ;

Câu 2: Khác với mọi năm, đề nghị luận xã hội năm nay yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống. Mặc dù hiện tượng được đề cập trong đề bài xảy ra khá mới nhưng lại là những hiện tượng gần gũi, tác động tốt tới suy nghĩ và tỉnh cảm của học sinh. Vì thế, phần lớn các em sẽ đáp ứng được yêu cầu của đề;

Câu 3: Yêu cầu của cả 2 câu (câu 3a và câu 3b) thoạt nhìn có vẻ nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là đơn giản. Học sinh muốn làm tốt 2 câu này phải có năng lực kết hợp giữa các đơn vị kiến thức cụ thể và kiến thức khái quát.

Nhìn chung đề thi năm nay một mặt đáp ứng được yêu cầu của đề thi tốt nghiệp THPT, mặt khác tránh được sự đơn điệu, có tác động tích cực tới lối học chủ động và đòi hỏi tư duy của học sinh. (M.Quyên ghi)

Thầy Trần Văn Vụ, Tổ trưởng tổ ngữ văn, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng:
Đề hướng các em đến sự dũng cảm, bao dung

Phần câu 1 là kiến thức cơ bản, học sinh ôn tập trong chương trình đều có thể làm bài tốt câu này.

Câu 2 là dạng đề mở, dạng đề này trong nhiều năm nay đã được các học sinh thực hành khá thông thạo. Đề hướng các em đến sự dũng cảm, bao dung, một bài học khá bổ ích cho các em chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới.

Riêng đối với câu 3, thì cả hai câu đều là kiểu đề quen, cùng tác phẩm quen thuộc. Nhưng nếu học sinh muốn làm tốt câu 3a, thì cần phải nắm thật vững, thật sâu tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, vì nếu không các em sẽ dễ bị sót ý, không đạt được điểm trọn vẹn bởi câu hỏi đặt ra trong đề thi là khá mới.

Với câu 3b, đề đã chọn đoạn thơ hay nhất trong bài Đất nước nên học sinh có thể phân tích tốt đoạn thơ này. Câu này còn có ý nghĩa giáo dục rất tích cực, giúp các em nhìn nhận về lòng yêu nước.

Theo tôi thì đề thi năm nay rất hay, có ý nghĩa giáo dục rất tích cực; học sinh có sức học trung bình cũng có thể làm bài được nếu nắm vững các tác phẩm trong đề. (Diệu Hiền ghi)

Giáo viên Nguyễn Thanh Hằng, Tổ trưởng Tổ văn, Trường THPT Marie Curie, TP.HCM:
Đề thi theo rất sát chương trình

Đề thi môn văn năm nay theo rất sát chương trình, do đó học sinh nào chăm học chắc chắn làm bài tốt.

Cái hay và lắt léo của 2 câu tập làm văn là người ra đề cho thơ (đoạn trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm) vừa khó vừa dễ; cho văn (đoạn trong Vợ chồng A Phủ) cũng vừa khó vừa dễ. Dễ ở chỗ nếu đã ôn tập là làm được mà khó ở chỗ cả hai đều là hai đoạn hay của tác phẩm, đòi hỏi học sinh phải có cảm xúc nhất định.

Thêm một điểm hay nữa của đề thi năm nay là ở câu nghị luận xã hội. Mọi năm cho tư tưởng đạo lý thì năm nay cho hiện tượng đời sống (lòng dũng cảm và tinh thần xả thân cứu người, trong đó có cả lòng thương người), đó là cái mới.

Còn cái hay nữa là đề bám sát hiện tượng thực tế trong xã hội ngày nay để gợi vấn đề. Đây là một điểm yếu trong giáo dục của Việt Nam hiện nay. Học sinh hầu như không quan tâm đời sống xung quanh có gì? Các em rất ít đọc sách báo, nghe tin tức báo đài thời sự và chương trình thì chưa cập nhật kịp thời. (M.Quyên ghi)

Học sinh dễ lấy điểm môn văn

Theo giáo viên Hồ Hoài Khanh (Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM) thì đề ngữ văn năm nay có bố cục chặt chẽ, hợp lí, đánh giá được khả năng và phân loại học sinh.

Ở câu 1 trong phần chung, đề yêu cầu tái hiện lại kiến thức văn học qua một “chi tiết” của truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn).

Đề thi yêu cầu không quá khó, không chú trọng vào việc học sinh phải học thuộc lòng. Nhưng nếu như học sinh không đọc và tìm hiểu tác phẩm thì cũng khó lấy được điểm tối đa.

Ở câu 2 trong phần chung (nghị luận xã hội), đề năm nay thuộc về nghị luận một hiện tượng đời sống. Đề thi rất nóng bỏng, cập nhật tin tức của xã hội. Đề thi đã thật sự phát huy tối đa hiệu quả của nghị luận xã hội cho cuộc sống con người.

Còn ở phần riêng, học sinh được chọn 1 trong 2 đề (truyện hoặc thơ). Đề thi không quá khó nhưng cần học sinh phải nắm vững kiến thức và kĩ năng, phương pháp làm bài.

Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TP.HCM) cho biết: Đề năm nay không quá khó. Học sinh trung bình cũng có thể làm tốt. Ở câu 1 trong phần chung chủ yếu là kiểm tra kiến thức đọc hiểu của thí sinh.

Ở câu 2 trong phần chung cũng yêu cầu thí sinh phải đọc hiểu và phân tích vấn đề từ một câu chuyện có thật. Câu này học sinh chỉ cần nhận định và phân tích vấn đề về lòng dũng cảm và đức hy sinh, nêu đức tính tốt của con người là có điểm.

Ở phần riêng (5 điểm), để ra khổ thơ trọng tâm của bài Đất Nước. Đây là khổ thơ hay, thí sinh đã được học kỹ ở trường. (Minh Luân)

THÍ SINH NHẬN XÉT ĐỀ VĂN

Đề thi gợi lòng thương người giữa cuộc sống

Với câu 2, đề thi nghị luận xã hội yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm của học sinh Nguyễn Văn Nam, đăng trên Báo Thanh Niên Online ngày 6.5.2013, nhiều thí sinh (TS) cho biết đề thi đã đề cao sự hy sinh, quên đi tính ích kỷ bản thân để yêu thương những người xung quanh.

>> Dũng cảm cứu em nhỏ đuối nước, một học sinh tử vong

TS Linh Đan, học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM, chia sẻ: “Em đã làm bài thi này, ngoài việc nêu cao lòng dũng cảm của Nguyễn Văn Nam vì hành động cứu người, em còn đề cập đến tình trạng con người vô cảm với nhau giữa cuộc sống để thấy rõ hành động đáng kính của Nam”.

Theo Thanh Duyên, TS thi tại Hội đồng THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM, thông qua câu chuyện của Nam, Duyên đã rút ra được bài học về sự hy sinh, quên đi tính ích kỷ, toan tính của bản thân khi gặp những người xung quanh đang lâm nạn. (Minh Quyên)

*** Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).

Sau khi kết thúc môn thi cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.


TS tranh thủ ôn bài trước khi dự thi môn văn sáng nay tại HĐT Trường THPT Gia Định - Ảnh: Đ.N.Thạch

 

Lịch thi, thời gian làm bài trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013:

* Hệ THPT 

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu làm bài

02.6.2013

SÁNG

Ngữ văn

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Hóa học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

03.6.2013

SÁNG

Địa lí

90 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Sinh học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

04.6.2013

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Ngoại ngữ

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

Vật lí

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

  * Hệ Giáo dục thường xuyên 

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

02.6.2013

SÁNG

Ngữ văn

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Hóa học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

03.6.2013

SÁNG

Địa lí

90 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Sinh học

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

04.6.2013

SÁNG

Toán

150 phút

7 giờ 25

7 giờ 30

CHIỀU

Vật lí

60 phút

14 giờ 15

14 giờ 30

Minh Quyên - Viên An

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.