Thay đổi nhận thức chọn nghề cho cả học sinh và phụ huynh

21/01/2015 06:34 GMT+7

Đang tồn tại một thực tế là bố mẹ quyết định tương lai nghề nghiệp của con. Phụ huynh nào cũng muốn con sẽ làm quản lý chứ không chấp nhận cho làm người lao động trực tiếp. Chính vì vậy, việc truyền thông hướng nghiệp cho các em gặp rất nhiều khó khăn.

Đang tồn tại một thực tế là bố mẹ quyết định tương lai nghề nghiệp của con. Phụ huynh nào cũng muốn con sẽ làm quản lý chứ không chấp nhận cho làm người lao động trực tiếp. Chính vì vậy, việc truyền thông hướng nghiệp cho các em gặp rất nhiều khó khăn.
Có nhiều người trẻ chọn nghề nghiệp cho tương lai qua sự áp đặt của cha mẹ nên rất khó tìm việc sau khi ra trường - Ảnh: Lê ThanhCó nhiều người trẻ chọn nghề nghiệp cho tương lai qua sự áp đặt của cha mẹ nên rất khó tìm việc sau khi ra trường - Ảnh: Lê Thanh
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Trọng Đàm tại hội nghị liên quan đến vấn đề tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, diễn ra ngày 20.1 tại TP.HCM, do T.Ư Đoàn tổ chức.
Trên 90% học sinh không chọn học nghề
Tại Hội nghị tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm (giai đoạn 2008 - 2015), ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp thuộc Bộ
GD-ĐT, cho biết: “Theo khảo sát, trên 90% học sinh tốt nghiệp THPT được hỏi đều nói rằng muốn chọn thi vào ĐH, CĐ chứ không chọn học nghề. Vì vậy, một trong những nội dung đáng quan tâm nhất là tư vấn, hướng nghiệp. Cán bộ Đoàn cần đến các trường THCS, THPT để tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Giáo viên tư vấn hướng nghiệp phải hiểu được ngành nghề đào tạo”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Phan Văn Trung, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên T.Ư Đoàn, trăn trở: “Chương trình tư vấn hướng nghiệp cần phải đặt lên hàng đầu. Không chỉ tư vấn cho học sinh, chúng ta cần phải tư vấn cho phụ huynh nữa, bởi phần lớn các em lựa chọn nghề nghiệp là do cha mẹ định hướng”.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cũng nhấn mạnh: “Làm sao đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức của không chỉ học sinh mà còn cả phụ huynh và xã hội về việc chọn nghề. Bên cạnh tư vấn, truyền thông, cần phải có cơ chế chính sách, tức là nếu anh đi học ĐH thì phải tốn kinh phí rất lớn, còn đi học nghề thì được đãi ngộ, nhà nước quan tâm”.
Đề cập đến Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn tới, ông Nguyễn Trọng Đàm cho rằng nên duy trì và tập trung vào những gì xã hội quan tâm, ở cả 3 nhóm thanh niên, gồm: nhóm tốp đầu (khuyến khích làm giàu, lập thân lập nghiệp), nhóm đại trà (thanh niên muốn có việc làm, nghề nghiệp) và cả nhóm yếu thế (thanh niên khuyết tật, chậm tiến, thanh niên nghèo).
Dạy nghề nên “cầm tay chỉ việc”
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày đã diễn ra Hội nghị giao ban các trung tâm dịch vụ việc làm, dạy nghề thanh niên toàn quốc.
Nhiều ý kiến phản ánh tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều trung tâm dịch vụ việc làm, dạy nghề còn thiếu và lạc hậu, số lượng nhân sự và chất lượng cán bộ tư vấn, dạy nghề… chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Ông Phan Văn Trung cho biết thời gian qua Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên T.Ư Đoàn đã kết hợp tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho nhiều thanh niên (trong đó có bộ đội xuất ngũ) đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt, theo ông Trung, việc dạy nghề ngắn hạn rất hiệu quả, nhất là ở những ngành nghề như: may, tin học, cơ khí… Ông Trung dẫn chứng: “Có bao nhiêu lao động ngành may được đào tạo ngắn hạn là người ta tuyển dụng bấy nhiêu, không chỉ làm việc trong nước mà cả đi xuất khẩu lao động”.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH đánh giá cao công tác dạy nghề ngắn hạn theo hướng “cầm tay chỉ việc” bởi mô hình này đáp ứng ngay những gì thị trường lao động đang cần.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư T.Ư Đoàn, cho biết T.Ư Đoàn phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ, tư vấn thanh niên về hướng nghiệp, tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, đề án nêu lên một số giải pháp liên quan đến hỗ trợ truyền thông, đến các đối tượng thanh niên đặc thù để tạo việc làm cho các bạn trẻ và giúp các bạn tự tạo việc làm.
Ý kiến:
Kết nối người lao động với doanh nghiệp
Chúng tôi tranh thủ hợp tác thông qua nhiều chương trình như: giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, tư vấn... để kết nối người lao động với các doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội việc làm cho thanh niên.
Bà Cao Nhật Lệ
(Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh Bắc Ninh)
Cảm thấy lép vế
Cùng là trung tâm giới thiệu việc làm nhưng chúng tôi cảm thấy trung tâm thuộc Tỉnh đoàn lép vế so với các trung tâm của Sở LĐ-TB-XH. Hiện nay, trung tâm chúng tôi thiếu mảng dạy nghề vì không có kinh phí để triển khai thực hiện.
Ông Trần Tân Định
(Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Bình Dương)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.