Ra đề hướng đến kỳ thi THPT quốc gia

03/03/2015 05:39 GMT+7

Trong học kỳ 1 năm học 2014 - 2015, ở TP.HCM nhiều trường ra đề kiểm tra theo hướng mở phù hợp với mục tiêu của đề thi THPT quốc gia sắp tới, nhằm mục đích giúp học sinh phát triển được tư duy sáng tạo.

Trong học kỳ 1 năm học 2014 - 2015, ở TP.HCM nhiều trường ra đề kiểm tra theo hướng mở phù hợp với mục tiêu của đề thi THPT quốc gia sắp tới, nhằm mục đích giúp học sinh phát triển được tư duy sáng tạo.

Ra đề hướng đến  kỳ thi THPT quốc giaThí sinh làm bài thi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2014. Xu hướng ra đề mở, vận dụng kiến thức và thực tiễn được nhiều trường tại TP.HCM  áp dụng từ bài kiểm tra học kỳ đến các kỳ thi tuyển - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thoát lối mòn học vẹt
Nội dung các đề kiểm tra yêu cầu học sinh (HS) phải hiểu bài, nắm bắt tình hình thời sự thì mới có thể vận dụng, làm bài tốt.
Trong học kỳ 1, nhiều đề kiểm tra môn sử các khối 6, 7, 8, 9 của Phòng GD Q.1 gây ấn tượng đối với giáo viên và các chuyên gia khi yêu cầu HS vận dụng kiến thức sáng tạo. Chẳng hạn câu 1 đề sử khối 8 yêu cầu: “Nếu em đóng vai trò là một trong những nhà lãnh đạo của nhà nước ta hiện nay, em có thể đưa ra những biện pháp gì để tạo điều kiện cho nhân dân làm giàu?”. Đánh giá về các đề thi theo dạng này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nói: “Sở có chỉ đạo và khuyến khích các trường ra đề sao cho vừa đảm bảo được chuẩn kỹ năng kiến thức vừa phải phát huy được tính tư duy, sáng tạo, suy luận của HS, xóa bỏ được lối học vẹt. Tuy nhiên, không phải trường nào hoặc phòng GD nào cũng ra được các dạng đề như vậy. Nhưng đây là những tín hiểu tốt, chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phát huy”.
Chuẩn bị cho kỳ thi chung
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng phòng GD Q.1, cho biết: “Khi ra đề cần phải đặt câu hỏi vừa đánh giá được HS vừa phải phù hợp với nội dung bài học. Tránh đặt câu hỏi để HS phải học thuộc lòng. Chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới cách ra đề ở các môn văn, địa lý, giáo dục công dân, sử… trong học kỳ 2 này”. Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD Q.5, thông tin: “Trong nhiều năm nay, chúng tôi thường đổi mới cách ra đề môn văn (THCS). Riêng ở tiểu học thì vẫn có những vận dụng sáng tạo trong các phần luyện từ và câu”.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, đổi mới ra đề nhằm thúc đẩy việc học tập chủ động của HS. Từ đó, dần tạo được thói quen học tập theo hướng hiểu bài, có khả năng suy luận, nhận định đánh giá và phân tích vấn đề... Điều này sẽ rất hữu ích cho HS hướng đến kỳ thi THPT quốc gia.
Các đề mở
Đề thi học kỳ 1 lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) có câu hỏi nghị luận xã hội: “Trên đời, ai cũng mong mình được sống hạnh phúc. Có người quan niệm hạnh phúc là giàu có, có người hạnh phúc khi thấy mình thỏa được đam mê... Còn anh/chị quan niệm thế nào là hạnh phúc? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một văn bản ngắn (khoảng 400 chữ)”.
Ngày 8 và 9.2.2015, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) cũng tổ chức đợt kiểm tra các môn toán, văn, sử, sinh... cho HS lớp 12. Theo đó, đề kiểm tra ở các môn có tỷ lệ câu hỏi 60% THPT và 40% đề ĐH (mức độ khó hơn). Đặc biệt, ở môn ngữ văn có một câu hỏi nghị luận (3 điểm), yêu cầu: “Trong bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai, Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình...”. Anh/chị hãy viết một đoạn văn không quá 600 chữ để thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.