Nhận xét đề thi môn sử

04/07/2015 10:14 GMT+7

(TNO) Sáng nay 4.7, thí sinh bước vào ngày thi cuối của kỳ thi THPT quốc gia với môn sử. Thanh Niên Online sẽ cập nhật nhận xét của thí sinh và giáo viên ngay sau khi kết thúc môn thi này.

(TNO) Sáng nay 4.7, thí sinh bước vào ngày thi cuối của kỳ thi THPT quốc gia với môn sử. Thanh Niên Online sẽ cập nhật nhận xét của thí sinh và giáo viên ngay sau khi kết thúc môn thi này. 

Sáng nay, thí sinh thi môn sử - Ảnh: Độc Lập
* Học sinh nhận xét đề thi môn sử
* Tại điểm thi Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, sau 2/3 thời gian thi môn địa, đa số thí sinh nhận xét đề thi lịch sử năm nay dễ, các câu hỏi không bắt buộc các thí sinh phải học thuộc lòng mà cần phải vận dụng kiến thức thực tế. Tuy nhiên, nhiều thí sinh cho rằng đề thi năm này tương đối dài.
Thí sinh Nguyễn Thuận An (ngụ huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) chia sẻ: "Với đề thi sử năm nay, em làm khoảng 7 điểm. Đề thi gồm 4 phần trong đó có một câu liên hệ thực tế, yêu cầu các thí sinh rút ra những kinh nghiệm, những nhân tố làm nên chiến thắng kháng chiến chống Pháp và liên hệ thực tế đến vai trò thế hệ trẻ để phát huy những nhân tố đó trong thời buổi hiện nay".
Thí sinh Lê Trần Trung Nghĩa (ngụ quận 12, TP.HCM) cho biết: Đề thi sử năm nay không vận dụng lý thuyết nhiều, tuy nhiên đề hơi dài. Em làm khoảng 60% đề thi này. (Phan Giang - Hoài Nhơn, ghi)
Thí sinh Nguyễn Thu Nga, học sinh Trường THPT Lương Văn Can, quận 8, TP.HCM, thi tại Trường ĐH Sài Gòn nhận định: “Đề sử so với các đề thi trước thì ở mức độ khó hơn. Tuy nhiên, có những câu thí sinh không cần học thuộc vẫn có thể làm được bài dù nhiều hay ít. Đó là câu II, đề thi đưa ra bảng dữ liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo mốc thời gian, tụi em chỉ cần căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi. Câu III khá hay khi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về câu nói “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập” trong bản Tuyên ngôn độc lập. Em nghĩ mình được ít nhất 7 điểm”.
Trong khi đó, thí sinh Hoàng Văn Dũng (Long An) cho rằng mình học chưa kỹ lắm về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nên bỏ qua không làm. “Chủ yếu các câu sau yêu cầu học sinh suy nghĩ, nhận định nên em làm được tuy nhiên không biết có đủ ý hay không...”. (Mỹ Quyên, ghi)
* Tại cụm thi số 26 do ĐH Huế chủ trì, nhiều thí sinh cho rằng đề sử năm nay không khó nhưng đòi hỏi thí sinh phải vận dụng nhiều kiến thức thực tế.
Thí sinh Thái Thị Dương, thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP.Huế), cho biết: “Trong bốn câu chỉ có câu 1 và câu 2 mang nặng lý thuyết. Các câu còn lại ngoài lý thuyết thì phải biết phân tích, đánh giá và vận dụng thực tế. Em nghĩ, đề thi này không khó để đạt 5 điểm nhưng điểm cao thì không dễ”.
Tại Trường THPT Phạm Văn Đồng (TP.Huế), thí sinh Nguyễn Thị Ngân nhận xét: “Đề thi sử không bắt buộc thí sinh học thuộc lòng mà phải nắm chắc kiến thức đã học trong chương trình. Câu 1 và câu 2 khá dễ. Còn câu 3 và câu 4 có nhiều phần mở rộng, phân tích, liên hệ thực tế… Phòng thi của em, đa số đều làm bài đến hết thời gian”. (Tuyết Khoa, ghi) 
* Tại Đà Nẵng, các thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Trần Phú, cho rằng đề sử với 4 câu, trong đó có 3 câu có 2 phần, không quá làm khó thí sinh. “Không cần phải thuộc bài nhiều, như câu 2 có sẵn bảng dữ liệu dựa vào đó để phân tích nên không đánh đố thí sinh. Bên cạnh đó cũng có nhiều câu hỏi mở, nên em cảm thấy rất dễ để giải quyết những câu hỏi này. Có nhiều chi tiết để phân tích, chỉ cần tư duy tổng hợp là có thể làm bài đạt”, một thí sinh ở huyện Đông Giang, Quảng Nam thi tại Đà Nẵng, nhận định.
Thí sinh Nguyễn Thị Tố Uyên, học sinh Trường THPT Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nhận xét đề sử thoạt nhìn là dễ, nhưng cũng có nhiều phần khá khó, yêu cầu thí sinh phải có tư duy tốt để phân tích cho đúng hướng, nếu không sẽ dễ bị lạc đề. (Diệu Hiền, ghi)
** Giáo viên nhận xét môn sử
Cô Nguyễn Thị Trường An, Trường THPT Vĩnh Viễn (Q.Tân Phú, TP.HCM):
Không bắt thí sinh thuộc lòng như mọi năm
Theo cô An, câu 1, câu 2 của đề thi sử là những câu thuần túy lý thuyết, chỉ cần thuộc bài là học sinh có thể làm được. Đặc biệt câu 2 có bảng dữ liệu gợi ý làm bài nên không bắt học sinh học thuộc lòng nhiều như mọi năm.
Câu 3, câu 4 dùng để phân loại và đòi hỏi thí sinh biết trình bày suy nghĩ của mình về sự kiện lịch sử, về các vấn đề lớn của dân tộc… (B.Thanh, ghi)
* Theo PGS-TS Hà Minh Hồng (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM), đề thi sử có 4 câu như đã giới thiệu và làm quen trong các đề thi thử; bố trí câu hỏi và cách hỏi cũng đã quen thuộc trong các đề thi từ vài năm nay, nhất là đề năm ngoái. Đề thi không dài hơn đề năm ngoái nhưng thời gian lịch sử được đề cập đến rộng hơn, bao quát gần hết chương trình lớp 12.
Nhìn chung, đề sử ra hay và đảm bảo hiểu biết cơ bản, có đủ 4 mức yêu cầu nhưng chủ yếu là nhận biết, hiểu và vận dụng thấp; tuy dễ nhưng đòi hỏi học sinh phải hiểu nếu không thì khó có điểm cao. Ngoài ra, đề thi cũng có nhiều ý mở khá hay để rộng đường suy luận, nhất là các ý 2 câu II, ý 2 câu III và cả 2 ý câu IV. Các ý mở đều nhằm mở rộng hiểu biết nhưng vẫn nằm trong kiến thức cơ bản, đề thi này phân loại được học sinh. (Mỹ Quyên, ghi) 
*** Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).
Sau khi kết thúc môn thi cuối của kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Đón xem gợi ý giải và nhận xét đề thi THPT quốc gia 2015
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc,Thanh Niên Online sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhận xét đề thi và các thông tin liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Ngoài ra, từ ngày 2 - 5.7, BáoThanh Niên (báo in) sẽ tăng thêm 4 trang phụ trương giải đề thi các môn kỳ thi THPT quốc gia tặng bạn đọc. Sau mỗi ngày thi diễn ra, các trang phụ trương sẽ đăng tải chi tiết bài giải gợi ý từng môn thi cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia đến từ các trường ĐH và THPT sẽ có những nhận xét, đánh giá xung quanh đề thi trước khi dự đoán điểm chuẩn.
Mời bạn đọc đón xem phụ trương giải đề thi theo lịch đăng cụ thể như sau:
Ngày 2.7: Bài giải gợi ý các môn toán, ngoại ngữ
Ngày 3.7: Bài giải gợi ý các môn ngữ văn, vật lý
Ngày 4.7: Bài giải các môn địa lý, hóa học
Ngày 5.7: Dự kiến đáp án chính thức các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Lịch thi THPT quốc gia 2015

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ làm bài

30.6
8 giờ
Thí sinh làm thủ tục dự thi: Nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa các sai sót (nếu có)
1.7
Sáng
Toán
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Ngoại ngữ
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
2.7
Sáng
Ngữ văn
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Vật lý
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
3.7
Sáng
Địa lý
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Hóa học
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
4.7
Sáng
Lịch sử
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Sinh học
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.