Làm gì để thay đổi 'lối mòn' giáo dục cho học sinh Việt Nam?

02/07/2015 10:29 GMT+7

“Học tốt, học giỏi” trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh hiện nay là con em mình đạt những điểm số thật cao và đỗ đạt vào những trường cấp 3 rồi tới đại học danh tiếng.

“Học tốt, học giỏi” trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh hiện nay là con em mình đạt những điểm số thật cao và đỗ đạt vào những trường cấp 3 rồi tới đại học danh tiếng. Tuy nhiên, một thực tế bất cập đã tồn tại suốt nhiều năm qua là sau khi tốt nghiệp đại học, không ít “cao thủ học đường” lại chật vật với con đường nghề nghiệp của mình.

“Nảy lửa” tranh luận về mô hình giáo dục trong nước
Vào trung tuần tháng 3 vừa qua, một người dùng mạng xã hội Facebook có tài khoản tên Thành Nguyễn đã mở ra topic thu hút được nhiều chú ý khi cho rằng, sau 6 năm ra trường và “bôn ba” nhiều công việc khác nhau, anh nghĩ lời khuyên thiết thực cho các bạn trẻ là không cần thiết phải “đỗ đại học bằng mọi giá”, mà thay vào đó là đầu tư việc “học nghề” một cách bài bản, thực sự.
“Lối mòn giáo dục hiện nay ở Việt Nam là phụ huynh chạy đua với... nhau để con đạt kết quả tốt trên lớp. Và khi kết thúc cấp 2, cuộc chạy đua nóng bỏng hơn để vào "trường chuyên lớp chọn", tới hết cấp 3 là "đỉnh điểm" đua tranh với kỳ thi vào các trường đại học. Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm một thời gian, va vấp với cuộc sống thì đều khẳng định: Giáo dục tại Việt Nam còn rất nhiều vấn đề, trong đó có đào tạo đại học, vì không thể làm chuyên môn ngay được”, anh Thành Nguyễn bày tỏ.
Làm gì để thay đổi “lối mòn” giáo dục cho học sinh Việt Nam? 1Hãy lựa chọn một môi trường giáo dục phù hợp để phát huy hết khả năng của trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Người dùng mạng xã hội nói trên cho rằng, thời gian để thu nhận những kiến thức hữu ích trong 4, 5 năm đại học thậm chí chỉ cần thu gọn lại trong thời gian truyền đạt khoảng 6 tháng đến 1 năm, tất nhiên là cần phương pháp đào tạo khoa học, hợp lý. Quan trọng nhất, theo người dùng này là va chạm thực tế và hướng đi lựa chọn nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân không.
“Tôi có 2 bằng đại học chính quy, nhưng không hề thấy mình có ưu thế gì nhiều hơn so với những người khác khi bước vào “cuộc cạnh tranh công việc” trong xã hội. Bạn bè tôi cũng tốt nghiệp những trường đại học rất danh tiếng, nhưng khi ra trường thì làm hoàn toàn trái ngành nghề được đào tạo. Có người học công nghệ thì đi viết báo, làm kinh doanh, có người học y khoa thì lại đi lập trình web… Đó là do ngay từ đầu, họ không được định hướng sở thích, năng khiếu của bản thân, nên khi ra trường thì thấy thậm chí là chán ghét công việc mà mình “đương nhiên” phải làm theo ngành nghề được đào tạo, hoặc do họ không được cung cấp thực tế nên quá “ngợp” khi đứng trước những đòi hỏi công việc”, anh Thành Nguyễn bày tỏ.
Lập tức, topic nói trên đã thu hút được rất nhiều sự ủng hộ từ bạn bè của anh và cả những người không quen biết nhưng tình cờ đọc được qua Facebook.
“Điều đó quá đúng, tại sao chúng ta không thể thoát ra mô hình giáo dục này để chọn hướng đi phù hợp hơn? Phụ huynh muốn thay đổi nhưng không dễ!”, người dùng Facebook có tên Jenny Huynh bày tỏ.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận bảo thủ cho rằng mọi trách nhiệm thuộc về học sinh và gia đình trong việc lựa chọn nơi giáo dục và đào tạo ngành nghề, bởi “ở đâu theo đấy”.
“Quan tâm cá thể là lời giải để tìm ra con đường phù hợp cho mỗi em!”
Trao đổi với PV, theo TS. Lê Đức Ánh - Hiệu trưởng trường quốc tế TIS (TP.HCM) - cho rằng những bất cập trong việc định hướng giáo dục hiện nay cho học sinh có thể giải quyết bằng phương thức “quan tâm cá thể”.
“Trường chúng tôi cung cấp giáo viên với tỉ lệ trung bình 1 giáo viên quan tâm 2,5 em học sinh. Điều đó cho phép giáo viên với kinh nghiệm sư phạm chuyên sâu của mình có thể nắm bắt cá tính, năng khiếu của từng em, từ đó xây dựng chương trình học với nội dung truyền đạt dành riêng phù hợp, để định hướng các em đi theo con đường hợp lý nhất với mình”, thầy Ánh chia sẻ. 
Làm gì để thay đổi “lối mòn” giáo dục cho học sinh Việt Nam? 2
Bên cạnh đó, theo TS.Lê Đức Ánh, ngoại ngữ và công nghệ cũng là 2 yếu tố tối quan trọng làm nên thành công cho mỗi người về sau.
“Đội ngũ giáo viên nước ngoài của chúng tôi đảm bảo cho các em học sinh được rèn luyện trong môi trường ngoại ngữ chuyên nghiệp, để sau khi tốt nghiệp cấp 3, các em hoàn toàn có thể đi du học mà không gặp bất kỳ rào cản nào về ngôn ngữ hay cách tiếp cận đào tạo nghề. Bên cạnh đó, với việc trở thành trường học đối tác của Google, các công nghệ tiên tiến được triển khai rộng khắp trong quá trình dạy và học cũng giúp cho các em học sinh quen với xu hướng công nghệ hóa cuộc sống trên thế giới”, Thầy Ánh bày tỏ. “Đó là lý do giải thích tại sao nhiều học sinh của TIS lại thành công như vậy, khi lựa chọn hướng đào tạo nghề cho mình sau khi tốt nghiệp cấp 3. Như các em Timothy Nguyễn Ngọc Vĩnh Phước, Nicholas Bùi Thành Đạt, Matthew Huỳnh Mạnh… đều đang du học tại các trường đại học danh tiếng thế giới hoặc làm việc trong những tập đoàn đa quốc gia tên tuổi”. 
Làm gì để thay đổi “lối mòn” giáo dục cho học sinh Việt Nam? 3
Để đảm bảo việc giáo dục và đào tạo, định hướng các em học sinh luôn đạt chất lượng cao nhất, TIS mở ra mô hình giáo dục liền mạch tiên tiến từ mức PRE (mẫu giáo, dành cho trẻ từ 3-5 tuổi) cho tới cấp 1, cấp 2 và cấp 3.
Trong năm học 2015-2016, trường quốc tế TIS đang cung cấp rất nhiều ưu đãi hấp dẫn để tri ân các bậc phụ huynh và học sinh nhân dịp kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam, như: Ưu đãi 15% học phí cho khối lớp Pre; ưu đãi 20% học phí cho các em lớp 5 lên lớp 6 hoặc lớp 9 lên lớp 10; ưu đãi 10%, 20%, 30%, 40% học phí tương ứng cho phụ huynh có con thứ 2, thứ 3 hay thứ 4 học tại trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.