Không thể xét ngưỡng điểm từng môn

08/07/2015 06:17 GMT+7

Trao đổi với PV Thanh Niên , Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm nay tổ hợp xét tuyển của các trường rất đa dạng nên nhiều khả năng hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ sẽ đưa ra nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Trao đổi với PV Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm nay tổ hợp xét tuyển của các trường rất đa dạng nên nhiều khả năng hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ sẽ đưa ra nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra cụm thi địa phương tỉnh Trà Vinh Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra cụm thi địa phương tỉnh Trà Vinh - Ảnh: Đăng Nguyên

Sau khi có kết quả, hội đồng sẽ họp, thảo luận và tư vấn cho Bộ trưởng quyết định ngưỡng này. Theo lịch, ngày 20.7 các trường hoàn tất việc chấm thi. Trong 10 ngày tiếp theo là giai đoạn tổng hợp, rà soát kết quả và hội đồng làm việc để đưa ra phương án.

* Năm nay, ngưỡng được xác định theo từng môn hay tổ hợp  môn, thưa ông?

- Việc này phụ thuộc vào ý kiến tư vấn của hội đồng. Mọi năm chỉ có các khối cố định A, B, C, D, về sau thêm A1, theo đó mỗi khối có điểm sàn cụ thể. Năm nay phức tạp hơn vì việc tuyển sinh thông qua tổ hợp môn thi rất đa dạng do các trường tự chủ xác định. Do đó có thể hội đồng sẽ đưa ra nguyên tắc chung nhất, trên cơ sở nguyên tắc đó các hội đồng tuyển sinh của các trường sẽ xác định được ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho từng tổ hợp môn thi đặc thù của trường mình. Ví dụ, sau khi phân tích phổ điểm kết quả thi, hội đồng đảm bảo chất lượng đầu vào đề xuất tổng số điểm 3 môn hoặc tổng điểm 3 môn và điểm liệt của từng môn... 

Kinh nghiệm xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng dựa trên phân tích phổ điểm kết quả thi của thí sinh năm 2014 là tham khảo rất tốt. Bộ dự kiến nhiều phương án khác nhau để đưa ra thảo luận ở Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, trên cơ sở đó chọn phương án tối ưu.

* Như Bộ nhiều lần từng khẳng định, ngưỡng điểm được đưa ra là đảm bảo chất lượng chứ không phải để đảm bảo nguồn tuyển, vậy sao không đưa ra ngưỡng đối với từng môn thi?

- Về mặt lý thuyết thì việc đưa ra ngưỡng điểm cho từng môn là tốt nhất. Nguyên tắc này đã áp dụng đối với thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, nếu áp dụng cho tuyển sinh ĐH, CĐ thì thí sinh gặp nhiều rủi ro và các trường rất khó khăn về nguồn tuyển. Từ trước đến nay điểm sàn luôn là tổng điểm của tổ hợp 3 môn thi. Theo đó, mỗi thí sinh đều có thể phát huy sở trường, lấy điểm môn nọ bù cho môn kia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.