Học sinh da màu thường bị xem là 'thành phần cá biệt'

18/04/2015 13:20 GMT+7

(TNO) Nghiên cứu mới nhất của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết các giáo viên thường gắt gao với học sinh da màu hơn các em da trắng và học sinh da màu thường bị coi là 'thành phần cá biệt' trong lớp.

(TNO) Nghiên cứu mới nhất của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết các giáo viên thường gắt gao với học sinh da màu hơn các em da trắng và học sinh da màu thường bị coi là 'thành phần cá biệt' trong lớp.

Học sinh da màu thường bị xem là “thành phần cá biệt” - Ảnh minh họa Reuters
Nghiên cứu thuộc Khoa Tâm lý của Đại học Stanford cho thấy số vụ xử phạt học sinh da màu nhiều gấp ba lần số học sinh da trắng, với nhiều lý do không rõ ràng. Thậm chí, nhiều trường hợp học sinh da đen bị phạt nặng hơn học sinh da trắng, mặc dù hai đứa trẻ có lỗi như nhau, theo Huffington Post ngày 17.4
Các nhà khoa học thực hiện cuộc khảo sát trên 250 giáo viên trung học và tiểu học trong cả nước Mỹ. Họ yêu cầu các giáo viên cung cấp các cuốn sổ vi phạm nội quy của học sinh. Một nửa số tên trong sổ thuộc về các học sinh da đen.
Sau đó, từng giáo viên được phỏng vấn ngắn, hỏi về những khó chịu khi học sinh có thái độ không đúng, học sinh nên tuân thủ kỷ luật như thế nào và các giáo viên nghĩ gì về những thành phần cá biệt trong lớp.
Kết quả cho thấy, giáo viên thường thấy khó xử và rắc rối với sai phạm của những học sinh da màu, thường muốn trừng phạt các em gay gắt và liệt các em vào “thành phần cá biệt” trong lớp.
Các giáo sư gọi đây là hiện tượng “hiệu ứng da đen”, khi một học sinh phạm quy thì yếu tố chủng tộc, màu da của các em sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của giáo viên.
“Đây không phải là sự phân biệt một cá thể, mà là những cái nhìn mặc định chúng ta vẫn thường thấy như giữa cảnh sát và dân thường, ông chủ và nhân viên, quản giáo và tù nhân… và trường hợp này, giáo viên thường “định kiến” học sinh da màu là "thành phần cá biệt”, Jason Okonufua, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết trên Reuters.
Nghiên cứu muốn tác động đến cách nhìn nhận của giáo viên về học sinh, nhằm thay đổi thành kiến trong nhận thức của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa cung cấp thông tin về chủng tộc của các đối tượng giáo viên được khảo sát.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.