Hiểu đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống

27/04/2012 16:37 GMT+7

Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (KNS) hiện nay đang được xã hội và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh khi đến tham quan, tìm hiểu thông tin giáo dục của các trường thường đặt ra những câu hỏi như: “Trường có tổ chức dạy KNS không? Thời lượng bao nhiêu tiết một tuần?”. Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: “Anh/ Chị có biết KNS nào không?”…

Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (KNS) hiện nay đang được xã hội và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh khi đến tham quan, tìm hiểu thông tin giáo dục của các trường thường đặt ra những câu hỏi như: “Trường có tổ chức dạy KNS không? Thời lượng bao nhiêu tiết một tuần?”. Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: “Anh/ Chị có biết KNS nào không?”…

Vậy KNS bao gồm những kỹ năng nào và cần được truyền dạy như thế nào cho hiệu quả? Tích hợp giáo dục KNS vào chương trình giáo dục từ năm học 2006-2007, Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương - PHS chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng của trường như sau:

 

Cần phân biệt kỹ năng và kiến thức

Ở PHS, khi giáo viên hỏi các học sinh: kiến thức và kỹ năng khác nhau như thế nào? Các em trả lời rất đơn giản: “Kiến thức là hiểu biết, kỹ năng là làm”. Như vậy nhà tuyển dụng hỏi: “Biết kỹ năng nào?” là chưa đúng. Cho nên cách dạy kỹ năng thường được thực hiện chưa đầy đủ. Bởi vì để thành thạo kỹ năng thì chúng ta phải hiểu biết và thực hành liên tục. Một hai tiết học hay vài ngày học chỉ giúp học sinh nhận biết được kỹ năng chứ chưa thể thực hành được.

 

Những kỹ năng nào được gọi là KNS?

Thật sự đến nay chưa có một danh sách cụ thể nào liệt kê đầy đủ các KNS. Các kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ được coi là những KNS cơ bản nhất cần được rèn luyện từng bước từ lứa tuổi mầm non.

 
Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương
Pacific Primary and High School – PHS
Chương trình Song ngữ Anh
125 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, Tp. HCM
ĐT : 38-941-679  ; 38-942-893
www.phs.edu.vn

Tài liệu của UNICEF về các KNS đưa ra ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân: Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân, các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán, các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân. Trong mỗi nhóm lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực… đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát… (tham khảo chi tiết tại www.phs.edu.vn ).

Tổ chức rèn luyện KNS như thế nào?

Với sự đa dạng của các KNS, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Hoạt động ngoại khoá giúp các em thực hành rất nhiều kỹ năng, nhưng một tiết học bất kỳ cũng cho các em điều kiện thực hành kỹ năng tư duy tích cực, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…

Có hai điểm mấu chốt trong cách dạy KNS: Thứ nhất là luôn luôn thực hành và thứ hai là mỗi học sinh đều phải có cơ hội thực hành nên không tổ chức lớp quá đông (dưới 18 em /lớp là hợp lý).

Ngoài ra, đối với học sinh phổ thông, các kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có tính hệ thống, không thể chia ra lớp 3 học kỹ năng giao tiếp, lớp 8 học kỹ năng đàm phán. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kỹ năng cần được áp dụng phù hợp với từng lứa tuổi. Tại PHS, từ cuối năm lớp 2 học sinh đã bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển ý tưởng. Và tất nhiên so với các anh chị lớp 12 thì sơ đồ của các em đơn giản hơn nhiều.

Sự thành công của các nhà giáo dục là tổ chức được một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện và hiệu quả xuyên suốt các hoạt động của nhà trường.

Đừng quên dạy các giá trị sống

PHS đã hợp tác với LVEP (Living values education programe) Việt Nam đưa chương trình giáo dục các giá trị sống vào hoạt động. Cô Trish Summerfield - Giám đốc chương trình đã từng phát biểu tại PHS: “Khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… các vấn đề của thế giới ngày nay xảy ra không phải do thiếu các kỹ năng mà chính là thiếu các giá trị trong từng hành động của con người”. Rất nhiều học sinh giỏi các kỹ năng sống nhưng lại là người ích kỷ, chăm sóc bản thân tốt nhưng lại thiếu quan tâm đến những người xung quanh kế cả cha mẹ hay anh chị em của mình. Đó chính là vì các em chưa có các giá trị sống yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm... 12 giá trị sống (tham khảo tại www.phs.edu.vn hoặc www.giatricuocsong.org) được học sinh PHS sinh hoạt thường xuyên bằng các hình thức đa dạng như các vở kịch vui, sáng tác nhạc… và được thể hiện trong mọi hoạt động của các em.

Chương trình giáo dục phổ thông, song ngữ Anh, giáo dục hướng nghiệp, ngoại khoá, giáo dục thể chất, phát triển kỹ năng sống, giá trị sống… Chúng tôi đã, đang và sẽ thực hiện tốt hơn nữa một chương trình giáo dục toàn diện, phát triển tối đa năng lực của mỗi học sinh. Khi tổ chức được một chương trình tổng thể như vậy tại PHS, chúng tôi đang tạo nên một môi trường học tập phong phú, năng động để mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho cả học sinh và thầy cô giáo.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.