Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân

08/10/2013 04:30 GMT+7

Trẻ con hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đựng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được... Chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao.

 Manulife 1
Cha mẹ cần trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho bé - Ảnh: Shutterstock

Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ không thể bỏ quên.

Thống kê gần đây nhất trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, ngạt, đuối nước, điện giật... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trung bình 8.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm. Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì. Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn.

 
Sản phẩm bảo hiểm giáo dục “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng” hân hạnh tài trợ chuyên mục này Manulife 3

Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thực sự không khó. Trẻ thường bắt chước theo các hành vi và thói quen của những người thân trong gia đình. Kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ vì vậy trước tiên sẽ được hình thành một cách tự nhiên từ những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình như rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, không dùng chung các vật dụng cá nhân, uống nhiều nước, ăn sáng đều đặn, ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên... Do đó, nếu muốn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì trước hết người lớn cần thực hành để trẻ quan sát, học hỏi.

Với bản chất thích khám phá, trẻ có thể sẽ nghịch chơi các đồ vật khá nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, điện, nước sôi… Những lúc này, cha mẹ không nên quát mắng, cấm đoán mà nên tận dụng cơ hội để cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật nguy hiểm, chỉ rõ cho trẻ mỗi đồ vật nguy hiểm chỗ nào và vì sao nguy hiểm để trẻ đề phòng và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, hằng ngày hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi bị lạc đường, khi bị bắt nạt, bị động vật cắn, giật điện, đứt tay, hỏa hoạn, bị ngạt nước, té ngã... Thông qua những trò chơi tình huống này, cha mẹ có thể đánh giá được khả năng phản ứng của con cũng như kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an toàn nhất.

Cha mẹ cũng cần giúp con phân tích tình huống nào thì tự xử lý ngay được, tình huống nào cần gọi người trợ giúp, đồng thời cung cấp cho con danh sách số điện thoại cần phải ghi nhớ để được hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, mỗi câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học giá trị để chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó nên làm gì và cách đề phòng ra sao?

Kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết cho con trẻ. Càng lớn, trẻ càng có nguy cơ phải đối mặt nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp giật, bị lạm dụng... Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ cần đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ở ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Những kỹ năng và thông tin này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.

Trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

Điểm tựa tài chính cho tương lai của con

Mỗi người chúng ta đều có kế hoạch riêng cho cuộc đời mình. Khi có con, kế hoạch ấy lại được bổ sung một chương mới vô cùng quan trọng, đó là làm thế nào để đảm bảo một tương lai tươi sáng cho con yêu.

 Manulife 2
Con có một tương lai tươi sáng là mong ước của mẹ - Ảnh: Shutterstock

Những khúc ngoặt bất ngờ trong cuộc sống

Những bậc làm cha mẹ đều có nỗi lo chung: làm sao để chu toàn việc học hành cho con, giúp con trở thành người có ích cho xã hội và thành công trong cuộc sống. Vì thế, chặng đường 18 năm đầu đời của con luôn được cha mẹ theo sát hơn lúc nào hết. Song dòng chảy cuộc đời không phải luôn êm đềm, suôn sẻ với tất cả chúng ta. Có rất nhiều người đã phải trải qua thác ghềnh, với vô số những khúc ngoặt bất ngờ ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình, đặc biệt là đối với con cái. Những biến cố không thể dự đoán trước đó có thể là bệnh tật, tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động, thậm chí tử vong… xảy đến với người trụ cột gia đình. Do đó, ngay cả khi dòng chảy cuộc sống đang yên ả thì một kế hoạch đảm bảo cho tương lai của con yêu là điều mà các bậc cha mẹ nên nghĩ tới.

Chị Minh Hoa (42 tuổi) rất thấm thía với những mất mát và khó khăn mà chị và các con phải trải qua sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ xưởng may - nguồn thu nhập chính của gia đình 10 năm về trước. Chồng chị bị bỏng nặng và qua đời vì suy tim sau tai nạn đó. Trắng tay, ba mẹ con chị phải sống nhờ gia đình ngoại và mất gần chục năm sau cả gia đình mới có được cuộc sống tạm ổn. Chị nói: “Đúng là chẳng ai ngờ được những sóng gió bất ngờ trong đời. Nếu như ngày đó, chúng tôi có một kế hoạch lo cho tương lai con cái thì đâu đến nỗi con đầu của tôi phải bỏ học sớm để đi làm”.

Tìm một “điểm tựa tương lai” cho trẻ

Những cảnh ngộ như chị Hoa không phải hiếm gặp. Khi rủi ro xảy đến, nếu không có kế hoạch phòng vệ từ trước thì con cái là đối tượng phải hứng chịu nhiều thiệt thòi nhất: vừa mất chỗ dựa tinh thần là người thân, vừa thiếu nguồn tài chính chi trả cho việc ăn học, thậm chí có trẻ còn phải tự bươn chải kiếm sống… Thấu hiểu điều này, nhiều bậc phụ huynh đã sớm lên kế hoạch cho tương lai của con ngay từ khi bé mới chào đời. Ngày nay, ngoài việc tiết kiệm thông thường, các bậc cha mẹ còn có một lựa chọn khác vừa giúp tiết kiệm có kỷ luật vừa có tính năng bảo vệ tài chính, đó là mua cho con một gói bảo hiểm giáo dục. Đây là cách làm đơn giản nhưng vẫn hiệu quả, cha mẹ không phải bỏ ra một số tiền lớn ngay từ đầu nhưng vẫn có thể bảo vệ chu toàn cho tương lai của con.

Một trong những sản phẩm bảo hiểm giáo dục được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con mình chính là “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng” (sản phẩm đạt danh hiệu “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013”). Với sản phẩm này, bạn sẽ tích lũy được một khoản tiền lớn cho tương lai học đại học của con, đồng thời bảo vệ con trước những biến cố lớn xảy đến với cha/mẹ (người mua bảo hiểm). Chẳng hạn, một gia đình mua gói bảo hiểm 300 triệu đồng cho con trai 5 tháng tuổi, họ chỉ cần để dành ra trung bình 50.000 đồng/ngày cho đến khi con 18 tuổi sẽ nhận được một ngân quỹ giáo dục khoảng 600 triệu đồng. Ngoài ra, con còn nhận được các quyền lợi y tế thiết thực như trợ cấp viện phí và phẫu thuật đến năm 22 tuổi (nếu chọn Kế hoạch bảo vệ). Và quan trọng hơn là trong trường hợp cha/mẹ (người mua bảo hiểm) không may qua đời hoặc bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì tất cả các quyền lợi cho con vẫn được đảm bảo mà không phải tiếp tục đóng phí. Ngoài ra, trong trường hợp này, con còn được nhận một khoản trợ cấp là 30 triệu đồng mỗi năm (tương đương 10% mệnh giá hợp đồng bảo hiểm) cho đến khi con 18 tuổi. Đây chính là tính nhân văn và là điểm khác biệt đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm giáo dục so với các loại hình tiết kiệm khác.

Một gói bảo hiểm giáo dục cho trẻ không chỉ là một món đầu tư cho tương lai, mà còn là một chỗ dựa tài chính vững chắc luôn sát cánh bên con bạn, luôn giúp bé được bảo vệ an toàn, yên tâm thực hiện ước mơ tương lai.

Thủy Mộc

 Manulife 4

PGS-TS Huỳnh Văn Sơn

 >> Trao giải thưởng 'Manulife cùng bé ước mơ
>> Manulife VN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội trong năm 2012
>> Manulife Việt Nam giới thiệu sản phẩm bảo hiểm giáo dục mới “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng”
>> Manulife Việt Nam công bố tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2012
>> Manulife Việt Nam bán đĩa CD nhạc làm từ thiện

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.