Gia Lai: Nguy cơ mất hàng trăm ha đất sản xuất vì sạt lở

09/09/2017 09:00 GMT+7

Hàng trăm ha lúa, hoa màu của người dân làng Ia Klên, Ia Tô Venr, xã Ia Khươl (H.Chư Păh, Gia Lai) đang bị hoang hóa, không thể canh tác vì tình trạng sạt lở.

Tình trạng sạt lở tại suối Đak Ong đoạn chảy qua 2 làng Ia Klên và Tô Venr đang gây những ảnh hưởng lớn đến việc trồng trọt của người dân.

tin liên quan

Sạt lở trong đêm, nhiều nhà dân trôi xuống sông
Trưa 23.8, ông Nguyễn Văn Dân, Phó chủ tịch UBND thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), cho biết lực lượng chức năng vẫn đang tích cực hỗ trợ các hộ bị sạt lở chuyển đến nơi ở an toàn, trục vớt tài sản.
Một số người dân ở 2 làng trên cho biết, vài năm về trước, suối Đak Ong chỉ là dòng suối nhỏ, rộng khoảng 3 - 4m, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, con suối đã "mở" rộng ra rất nhiều, có đoạn rộng tới 30m. 
Con suối còn lấn sâu vào những ruộng lúa, rẫy mì và hoa màu của người dân và nhiều điểm sạt lở tạo nên những vực sâu 2 - 4 m. 
Theo một cán bộ địa chính xã Ia Khươl, tình trạng sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 70 ha cây hoa màu và gây hoang hóa. Ngoài ra, do lòng suối bị đào sâu hơn so với mặt ruộng gây nên tình trạng thiếu nước khiến gần 30 ha lúa bị bỏ hoang.
Ông Nguyễn Văn Chánh (làng Ia Klen) cho biết: “Tình trạng sạt lở đất diễn ra đã nhiều năm nay. Suối sạt lở, ngày càng sâu xuống khiến người dân mất đất canh tác, việc trồng trọt của người dân cũng gặp nhiều khó khăn nhất là đối với cây lúa”.
Hơn 70 ha hoa màu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trình trạng sạt lở Ảnh: Thiên Ân
“Mảnh ruộng này trước kia mình trồng lúa mỗi năm cũng được 2 lần thu, nhưng từ khi suối ngày càng sạt lở sâu xuống mình không còn cách nào để dẫn nước từ dưới thấp lên cao để đủ nước cho cây lúa, khi ấy mình chỉ trồng được một vụ lúa đông xuân có nhiều mưa, thời gian còn lại đó là bỏ không thành nơi thả bò”, ông Đinh Hưn (làng Tô Venr) cho biết.
Ngày 7.9, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Thắng, Phó phòng Tài nguyên & môi trường H.Chư Păh, cho biết đơn vị đã xuống thăm, kiểm tra tình trạng sạt lở nói trên.
Và qua làm việc, đơn vị xác định nguyên nhân chính do đây là đất phù sa cổ, kết cấu đất không vững. Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây lượng mưa nhiều khiến cho việc sạt lở càng xảy ra nghiêm trọng. Việc khai thác của một số doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
“Chúng tôi chỉ mới khảo sát chứ chưa có thống kê cụ thể thiệt hại của người dân. Sắp tới, phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện kiến nghị lên Sở Tài nguyên & Môi trường để có hướng xử lý tình trạng sạt lở. Đối với các doanh nghiệp khai thác cát chúng tôi cũng sẽ xem xét lại các báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó kết hợp với các biện pháp biến đổi khí hậu để tìm ra biện pháp khắc phục tốt nhất", ông Thu cho biết thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.